09:09 | 06/02/2019

Bánh tẻ Phú Nhi rộn ràng đón Tết

(LV) - Có dịp về Phú Nhi (Sơn Tây, Hà Nội) những ngày giáp Tết mới thấy không khí nhộn nhịp làm bánh tẻ của người dân nơi đây. Bánh tẻ Phú Nhi chỉ làm bằng những nguyên liệu mộc mạc, giản dị của làng quê, nhưng lại là đặc sản mà ai đã từng ăn một lần sẽ nhớ mãi, khiến bất kỳ ai đi qua mảnh đất xứ Đoài cũng muốn dừng chân thưởng thức.

 >>> Gốm Chu Đậu - Tinh hoa văn hóa Việt

Phú Nhi xưa còn gọi là Bần Nhi, một thôn cổ có từ cuối thế kỷ XIX, thuộc tổng Cam Giá Thịnh được gọi là Cam Thịnh, huyện Phú Lộc, huyện Quảng Oai, trấn Sơn Tây, nay thuộc phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội là làng nghề truyền thống bánh tẻ nổi tiếng trong vùng.

Người thợ đang ráo bột để làm bánh
Người thợ đang ráo bột để làm bánh.
 

Từ những nguyên liệu dân dã với đời sống thường ngày của chúng ta như gạo tẻ, thịt lợn, mộc nhĩ, hành, lá dong, lá chuối đã tạo nên chiếc bánh trắng ngần, thơm ngậy, khiến khách phương xa đã đến là phải mua về làm quà.

 

Mộc nhĩ được thái nhỏ để làm nhân bánh
Mộc nhĩ được thái nhỏ để làm nhân bánh.

Để làm nên chiếc bánh ngon, người thợ phải chuẩn bị rất nhiều công đoạn và tỉ mỉ trong suốt thời gian làm. Nguyên liệu làm nên chiếc bánh ngon gồm lá bánh tẻ quê, hoặc lá dong rừng gói bên trong, lá chuối khô gói ngoài. Gạo phải chọn loại gạo ngon nhất, thơm tự nhiên, gạo đem ngâm nước cho nở, xay thành bột rồi đem ngâm nước khoảng 3 - 4 ngày vào mùa hè, 4 - 5 ngày vào mùa đông, vì như thế bánh mới ngon, mềm, không bị cứng. Trong thời gian ngâm phải thay nước hàng ngày, gạn bỏ nước cũ thay bằng nước mới, mỗi khi thay nước phải khuấy đều bột để bột không bị chua và nhão.

 

Nhân bánh làm từ thịt lợn, mộc nhĩ, hành khô, chút hạt tiêu, gia vị
Nhân bánh làm từ thịt lợn, mộc nhĩ, hành khô, chút hạt tiêu, gia vị.

Khi đã đủ thời gian ngâm, múc bột ra, cho một ít muối vào, gạn sạch nước cũ để khử chua bột. Sau đó thứ bột này phải đun lên cho đặc lại, có độ dính như keo, vừa đun và quấy đều, đảo bằng cả hai tay cho bột mềm, mịn, tránh vón cục và đặc biệt là bột không được chín hoặc khê, công đoạn này người ta gọi là “ráo bột”. Khâu ráo bột cực kỳ quan trọng trong quá trình làm bánh, bánh có ngon hay không là nhờ vào chất lượng bột được ráo. Phú Nhi có bí quyết riêng trong khâu ráo bột nên bánh tẻ ở đây có hương vị độc đáo.

 

Để làm nên chiếc bánh ngon, người thợ phải chuẩn bị rất nhiều công đoạn và tỉ mỉ trong suốt thời gian làm
Để làm nên chiếc bánh ngon, người thợ phải chuẩn bị rất nhiều công đoạn và tỉ mỉ trong suốt thời gian làm.

Tiếp đến là công đoạn làm nhân bánh. Nhân bánh tẻ làm đơn giản nhưng không thể làm qua loa, vì nhân là linh hồn của bánh. Thịt ba chỉ ngon băm nhỏ, hành khô bóc vỏ băm nhỏ, mộc nhĩ ngâm cho nở, thái chỉ. Tất cả trộn đều ướp gia vị vừa đủ, thêm chút hạt tiêu cho thơm. Sau khi hỗn hợp đã ngấm gia vị cho lên bếp xào chín.

 

Bánh được buộc lại bằng lạt hoặc dây chuối khô
Bánh được buộc lại bằng lạt hoặc dây chuối khô.

Khi công đoạn làm nhân bánh và ráo bột đã xong, tiến hành gói bánh. Người Phú Nhi thường dùng lá dong và lá chuối để gói. Lấy một lượng vừa phải thứ bột cô đặc đó đặt lên một hoặc hai tờ lá dong công đoạn này gọi là “ra bột”. Lấy hỗn hợp thịt đặt lên lớp bột và ấn sâu xuống để bột phủ lên thịt, thường là theo hình thuôn dài, cuốn lá dong ngoài bánh, lớp lá ngoài cùng là lớp lá chuối. Bánh được buộc lại bằng lạt hoặc dây chuối khô, sau đó đem hấp khoảng 30 phút là chín.

 

Những chiếc bánh tẻ trắng ngần, thơm ngậy mang đậm nét ẩm thực xứ Đoài
Những chiếc bánh tẻ trắng ngần, thơm ngậy mang đậm nét ẩm thực xứ Đoài.

Bánh ăn ngon nhất là khi vừa mới vớt ra. Bóc vỏ lá xanh, chiếc bánh trắng ngần hiển hiện, mùi thơm nhân thịt tỏa ra như chào mời thực khách. Bánh ăn nóng chấm với nước mắm ngon, thêm chút tiêu thì càng ngon hơn.

 

Bánh tẻ là thứ quà quê chân chất mộc mạc, thứ bánh mà ai cũng có thể thưởng thức
Bánh tẻ là thứ quà quê chân chất mộc mạc, thứ bánh mà ai cũng có thể thưởng thức.

Trước kia các gia đình chỉ làm số lượng ít bánh tẻ để phục vụ người thân, họ hàng vào các dịp lễ tết. Đến nay, nghề làm bánh tẻ Phú Nhi đã phát triển và trở thành nghề thu nhập chính của bà con nơi đây, là món đặc sản được nhiều người ở các tỉnh trên cả nước biết đến và ưa chuộng.

Amachau

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site