07:38 | 27/07/2020

Khám phá nét độc đáo của chùa Dơi

(LV) - Chùa Dơi là một công trình nghệ thuật độc đáo, tượng trưng cho cái đẹp của người Khmer. Được xây dựng cách đây 400 năm tại tỉnh Sóc Trăng và nằm cách thành phố Sóc Trăng về hướng Tây Nam khoảng 2,5 km.

>>> Khám phá kiến trúc Chùa Một Cột

Ngôi chùa huyền bí

Chùa Dơi tên thật là Wathserâytêchô - Mahatup (phiên âm từ tiếng Khmer). Về sau đồng bào Kinh và Hoa đọc trại từ Mahatup thành “Mã Tộc”. Cho nên cái tên chùa Mã Tộc cũng vì vậy mà hình thành. Sở dĩ chùa có tên là chùa Dơi vì bao đời này đây là nơi cư trú của hàng vạn con dơi quạ. Đàn dơi treo mình trên những cành cây trong khuôn viên chùa suốt ngày. Khi hoàng hôn buông xuống thì đàn dơi bay đi kiếm ăn khắp vùng, lúc trời sáng dơi lại trở về nơi đây.

 

Chính điện chùa Dơi
Chính điện chùa Dơi.

Theo thư tịch cổ của chùa còn để lại, chùa được khởi công xây dựng vào năm 1569 (dương lịch), cách đây 440 năm. Do ông Thạch Út đứng ra xây dựng. Từ trước đến nay chùa được trùng tu nhiều lần, năm 1960 chùa sửa chữa lớn ở chánh điện, đến năm 2008 chùa bị cháy chánh điện. Vào tháng 4 năm 2009, chánh điện chùa đã được phục chế lại như cũ.

Chùa Dơi là một tổng thể kiến trúc gồm có: Ngôi chánh điện, Sa La, nhà hội của sư sãi và tín đồ, phòng ở của sư sãi và trụ trì, các tháp để tro người chết, phòng khách… Toàn bộ các công trình toạ lạc trong một khuôn viên rộng có nhiều cây cổ thụ, diện tích khoảng 4 ha.

Quần thể kiến trúc đẹp mắt của người Khmer

Đầu tiên, cổng tam quan là công trình mang đậm phong cách truyền thống đền tháp theo lối Angkor Campuchia. Trên cổng tam quan là các họa tiết chạm khắc cầu kỳ, bắt mắt với điểm nhấn chính giữa là tượng Phật Thích Ca. Màu chủ đạo trên hàng mục hoa văn của cổng tam quan chùa là màu vàng được sơn thiếp vàng, cổ kính, uy nghi.

 

Bảo tháp (stupa) chứa di hài các nhà sư quá cố
Bảo tháp (stupa) chứa di hài các nhà sư quá cố.

Qua cổng tam quan theo con đường rợp bóng cây cao hai bên. Ngôi chính điện là công trình vững chắc được xây lại bằng gạch, mái lợp ngói, bốn đầu mái cong vút chạm trổ hình rắn Naga, trên đỉnh mái có một ngọn tháp nhọn. Bao quanh chánh điện là các hàng cột đỡ, mỗi cột có một tượng tiên nữ Kemnar chắp hai tay trước ngực…

Đi thẳng vào chính điện theo hai bên tả hữu, là pho tượng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối đặt trên một tòa sen cao khoảng 2 m và một pho tượng miêu tả Đức Phật cưỡi trên rắn thần Muchalinda. Khắp trên các bức tường là những bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật, từ lúc ra đời cho tới khi được khai minh rồi nhập Niết bàn.

 

Tượng tiên nữ Kemnar chắp tay trước ngực
Tượng tiên nữ Kemnar chắp tay trước ngực.

Đối diện với ngôi chính điện về hướng Tây là dãy nhà Sa La (nhà hội của sư sãi), phòng của sư trụ trì, phòng khách và rải rác xung quanh ngôi chính điện là những tháp đựng cốt tro người chết, mỗi tháp mang dáng kiểu khác nhau. Nhìn chung toàn bộ quần thể kiến trúc cân đối nhau một cách hài hoà, làm chúng ta liên tưởng đó là cả một rừng hoa văn với những bố cục hài hoà, gọn gàng, những đường nét uyển chuyển đầy ấn tượng… toát lên tinh thần lao động cần cù và sáng tạo qua đôi bàn tay khéo léo của người Khmer.

Mang giá trị văn hóa tín ngưỡng đặc sắc

Đặc biệt, trong chùa Dơi còn lưu giữ các bộ kinh ghi trên lá cây thốt nốt, và những hiện vật quý hiếm mang giá trị đặc sắc về văn hóa tín ngưỡng của vùng đất Nam Bộ.

 

Trang trí tường bên trong chính điện chùa Dơi
Trang trí tường bên trong chính điện chùa Dơi.

Ngoài ra, phía sau chùa có những ngôi mộ kỳ lạ, trên mỗi mộ có vẽ hình 1 con heo, đây là những con heo 5 móng (heo thường chỉ có 3 móng) được các nhà sư nuôi trong chùa, và khi chết chúng được chôn tại đây.

Song cùng với phong cách nghệ thuật, kiến trúc cùng nhiều hiện vật cổ tại chùa có trưng bày bản đồ cổ khẳng định chủ quyền quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. Một điểm nhấn mà rất được du khách trong và ngoài tỉnh yêu thích vì thể hiện rất rõ tinh thần dân tộc.

Xung quanh quần thể kiến trúc của chùa là những tán cây cổ thụ, được các vị sư săn sóc hàng ngày. Không khí mát mẻ, thanh tịnh chỉ có tiếng gió xào xạc và thỉnh thoảng xen vào tiếng kêu chi chít của những chú dơi con tìm mẹ… Tất cả tạo thành một bản hoà tấu với nhạc điệu du dương của thiên nhiên làm say mê lòng người.

 

Những chú dơi trong chùa
Những chú dơi trong chùa.

Chùa Dơi với quần thể kiến trúc đẹp mắt, có giá trị thẩm mỹ cao. Nếu có dịp đến đây, các bạn hãy một lần ghé thăm chùa Dơi. Để ngắm nhìn được hết toàn bộ công trình kiến trúc độc đáo này.

 


Năm 1999, chùa Dơi được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. 

Giang Phan

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site