18:31 | 06/03/2012

Hội thảo Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong quá trình hiện đại hóa

(LV) - Ngày 6/3, Hội thảo Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong quá trình hiện đại hóa đã diễn ra tại Hà Nội. Hoạt động này nằm trong "Tuần lễ văn hóa và phát triển" do văn phòng UNESCO Hà Nội phối hợp Bộ VHTTDL tổ chức tại Việt Nam.

Hội thảo với sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà quả lý đến từ Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Viện nghiên cứu Văn hóa, Viện Bảo tồn di tích...

Việt Nam hiện nay chưa có một hiểu biết sâu sắc và nhất quán về mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Vì vậy, Hội thảo được tổ chức nhằm tìm giải pháp cho việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách có hiệu quả nhất trong quá trình hiện đại hóa, đóng góp vào quá trình xây dựng chiến lược, gắn văn hóa với sự phát triển bền vững, đồng thời nhận diện và thừa nhận những nguyên nhân quan trọng cản trở công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong quá trình hiện đại hóa, dựa vào đó đưa ra những khuyến nghị chính sách cho việc giải quyết những nguyên nhân này.

Cần bảo tồn và phát huy không gian văn hóa công chiêng Tây Nguyên trong cuộc sống hiện đại
Cần bảo tồn và phát huy không gian văn hóa công chiêng Tây Nguyên trong cuộc sống hiện đại.
Để có cái nhìn tổng quan về vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong quá trình hiện đại hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đã báo cáo kết quả triển khai công tác nghiên cứu đề án “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong quá trình hiện đại hóa” được tiến hành nghiên cứu với 4 trường hợp là: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ), Hội Gióng (Hà Nội), Tháp Bà Poh Nagar (Khánh Hòa) và Văn hóa cồng chiêng của người Lạch (Lâm Đồng). Nghiên cứu của Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam nêu rõ: Quan điểm bảo tồn chọn lọc và sáng tạo truyền thống, sân khấu hóa nhiều loại hình di sản văn hóa đã tạo ra những rào cản không mong đợi trong công tác bảo tồn.

Qua nghiên cứu các Di sản trên, nhóm nghiên cứu cũng đã nhận thấy 3 vấn đề ảnh hưởng lớn đến việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong quá trình hiện đại hóa. Đó là quan điểm và phương pháp bảo tồn di sản văn hóa, sự thay đổi kinh tế - xã hội và văn hóa, sự phát triển kinh tế du lịch

Trong đó, nghiên cứu chỉ rõ ảnh hưởng của phát triển kinh tế du lịch đối với bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Cụ thể là phát triển du lịch góp phần tạo ra môi trường mới cho sự hồi sinh nhiều thực hành văn hóa truyền thống của người Lạch (cồng chiêng), người Chăm (biểu diễn ca múa nhạc, bán hàng thủ công mỹ nghệ ở tháp Bà), nhưng sự phát triển này lại làm thay đổi những giá trị văn hóa, xã hội, tâm linh của các di sản văn hóa phi vật thể...

Tại hội thảo, các đại biểu đồng ý với việc cần nâng cao giáo dục cộng đồng và đào tạo cán bộ để bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Song song với quy định thể chế hóa các quan điểm và phương thức bảo tồn di sản, cần có các chương trình tuyên truyền, đào tạo để nâng cao trình độ đối với cán bộ quản lý văn hóa ở các cấp và nhận thức cộng đồng phù hợp với Luật di sản văn hóa và những công ước quốc tế về văn hóa và di sản văn hóa mà Việt Nam đã phê chuẩn.

Các đại biểu cũng nhất trí, đưa ra 7 khuyến nghị thuộc 3 nhóm vấn đề: quan điểm và phương pháp bảo tồn di sản văn hóa; quản lý di sản và chia sẻ lợi ích; giáo dục và đào tạo. Các khuyến nghị này cùng với ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý tại Hội thảo này sẽ được tập hợp, gửi tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Vũ Minh

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site