09:50 | 28/08/2014

Tuyên Quang: Độc đáo di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghi lễ Cấp sắc và Hát Páo

(LV) – Sau những nỗ lực lập hồ sơ trình Bộ VHTTDL đề nghị đưa Lễ cấp sắc và hát Páo dung của dân tộc Dao vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, ngày 27/8, UBND huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đã vui mừng tổ chức lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghi lễ Cấp sắc và hát Páo dung của đồng bào người Dao nơi đây.

>>>Tục cấp sắc của người Dao

>>>Ngọt ngào làn điệu Páo dung 

 

Nghi lễ cấp sắc của người Dao o Tuyên Quang
Nghi lễ cấp sắc của người Dao o Tuyên Quang.

Xã Sơn Phú một trong những cái nôi mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc Dao của huyện vùng cao Nà Hang. Trải qua thời gian, những hồn cốt văn hóa của dân tộc vẫn được người dân nơi đây trân trọng giữ gìn, điển hình là nghi lễ Cấp sắc. Đây là nghi lễ quan trọng không thể thiếu với mọi chàng trai người Dao. Theo quan niệm của đồng bào nơi đây, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì dù già vẫn coi là trẻ con vì chưa có thầy cấp sắc, chưa được cấp đạo sắc, chưa có tên âm, chưa được thánh thần công nhận.

Sau khi trải qua lễ Cấp sắc, những chàng trai người Dao mới được coi là người trưởng thành, mới có thể dạy chữ, dạy cúng, làm nghề thầy cúng (người Dao coi trọng dạy học, làm thầy cúng, thầy thuốc); được cấp âm binh, tu luyện pháp thuật, khi sống làm ăn, sinh hoạt được may mắn, lúc chết linh hồn mới được về với tổ tiên nơi Dương Châu, không bị đày xuống địa ngục

Trang phục của người đàn ông Dao đỏ ở Sơn Phú sau khi được cấp sắc
Trang phục của người đàn ông Dao đỏ ở Sơn Phú sau khi được cấp sắc.

Lễ cấp sắc thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng giêng hàng năm, vì đây là thời gian nhàn rỗi. Thông thường, lễ Cấp sắc có rất nhiều nghi lễ như lễ đội đèn, lễ giữ cây đèn, lễ hạ đèn, lễ giao binh, lễ trình Ngọc Hoàng, lễ cấp bản sắc, lễ tạ ơn ma tổ tiên....

Trong lễ cấp sắc, một vật dụng, yếu tố không thể thiếu trong nghi lễ là đèn. Đèn dùng trong lễ cấp sắc là sự thể hiện vị trí cao thấp khác nhau của những người được cấp sắc sau khi thụ lễ. Đèn đặt như vậy với dụng ý soi sáng cho tâm hồn và tẩy rửa tất cả các tội lỗi, để người được cấp sắc trong sạch. Sau nghi thức đặt đèn các thầy cúng lần lượt đóng ấn cho người được cấp sắc. Lúc này đạo sắc âm được đổi đi, đạo sắc dương được giữ lại cho người thụ lễ.

Lời cúng trong lễ cấp sắc có giá trị lịch sử rất lớn giúp mọi người biết nguồn gốc xuất xứ của dân tộc mình, ghi nhớ công lao to lớn của tổ tiên, từ đó răn dạy mọi người phải hướng thiện, tôn trọng người thầy, biết ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ...

Hát Pao dung trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Dao
Hát Pao dung - một nét văn hóa đặc sắc của người Dao.

Bên cạnh lễ Cấp sắc thì hát Páo dung cũng được nhiều người biết tới như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của dân tộc Dao. Trong mỗi nhóm người Dao khác nhau thì điệu Páo dung cũng có sự khác nhau trong biểu diễn. Páo dung ở các nhóm người Dao Quần Trắng, Áo Dài ở huyện Hàm Yên, Yên Sơn… là âm điệu kéo dài, trầm. Người Dao Đỏ, Dao Tiền ở huyện Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên và Dao Quần Chẹt ở huyện Sơn Dương có làn điệu bổng.

Hát Páo dung có nhiều thể loại như hát giao duyên, hát răn dạy, hát uống rượu, hát tiễn đưa. Tuy nhiên, đặc sắc nhất vẫn là hát giao duyên - lời tỏ tình của các chàng trai, cô gái khi tìm hiểu nhau. Phần lớn lời hát khi cất lên thường được ứng khẩu tại chỗ. Thời gian tổ chức hát thường vào lúc nông nhàn, khi Xuân về, Tết đến.

Như vậy, tính đến nay, tỉnh Tuyên Quang đã có 4 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đó là nghi lễ hát Then, Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày; hát Páo dung và nghi lễ Cấp sắc của dân tộc Dao. Để đảm bảo cho một nền văn hóa phát triển lâu dài và bền vững không chỉ ở vùng dân tộc miền núi Tuyên Quang mà của cả dân tộc Việt Nam nói chung thì việc gìn giữ và phát huy những báu vật phi vật thể nói trên là rất quan trọng.

Cũng trong dịp này, huyện Na Hang đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ 2 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Khánh Vân

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site