22:22 | 03/07/2015

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thế giới lần thứ hai

(LV) - Với những giá trị ngoại hạng, Phong Nha - Kẻ Bàng là Vườn quốc gia thứ 3 châu Á và đầu tiên trong khu vực đạt 3 trên 4 tiêu chí dành cho một di sản thiên nhiên.

>>> Bài học Sơn Đoòng 

>>> Làm cáp treo Sơn Đoòng: Không đánh đồng mọi di sản 

>>> Sắp khai trương dịch vụ đu dây trên không và leo núi tại Phong Nha- Kẻ Bàng 

Vào hồi 17h30 phút (giờ Việt Nam) ngày 3/7/2015, tại kỳ họp lần thứ 39 diễn ra ở Bonn (Cộng hòa liên bang Đức), với sự nhất trí hoàn toàn của các quốc gia thành viên Ủy ban di sản thế giới (WHC), Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) lần thứ hai ghi danh vào Danh sách Di sản thế giới theo 2 tiêu chí mới: Là ví dụ nổi bật đại diện cho các tiến trình sinh thái trong sự tiến hóa và phát triển của các hệ sinh thái trên cạn (tiêu chí ix) và tiêu chí Sở hữu môi trường sống tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học (tiêu chí x).

Như vậy, sau khi được công nhận là Di sản thế giới vào tháng 7/2003 theo tiêu chí viii: giá trị ngoại hạng về địa chất và địa mạo thì Phong Nha - Kẻ Bàng lại một lần nữa được vinh danh. Ủy ban Di sản Thế giới cũng chấp thuận mở rộng Vườn quốc gia từ diện tích 85,754 ha lên diện tích 123,326 ha. Đây là một trong 2 hồ sơ di sản thiên nhiên được duyệt trong tổng số 5 hồ sơ đệ trình lần này.

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được thành lập năm 2001 trên cơ sở nâng cấp Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha. Đây là một phần khu vực núi đá vôi cổ nhất châu Á được tạo lập từ hơn 400 triệu năm trước với sự đa dạng về sinh học và một quần thể hang động lớn.

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có rừng nhiệt đới ẩm, còn tương đối nguyên vẹn trên núi đá vôi với độ che phủ chiếm 94%, trong đó 84% là rừng nguyên sinh. Vườn có trên 2,934 loài thực vật bậc cao có mạch và hơn 800 loài động vật có xương sống, trong đó có nhiều loài nằm trong Sách đỏ của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới IUCN và chỉ tồn tại một số nơi ở trên thế giới. Mức độ đặc hữu ở khu vực này được xác định là cao với trên 400 loài thực vật của Việt Nam và 38 loài động vật của dãy Trường Sơn. Có nhiều loài mới được ghi nhận như bò cạp hang động, cá, thằn lằn, rắn, rùa. Đặc biệt quan trọng, ở đây có 4 phân loài linh trưởng đặc hữu đang bị đe dọa gồm: Voọc Hà Tĩnh, phân loài Voọc Hà Tĩnh, Chà vá Chân nâu, Vượn đen má trắng.

Sự công nhận của Ủy ban di sản thế giới không những khẳng định mức độ đa dạng, đặc hữu và toàn vẹn của thế giới tự nhiên tồn tại nơi đây mà còn ghi nhận nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, tỉnh Quảng Bình và Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đối với nỗ lực quản lý, bảo tồn, nghiên cứu, bảo vệ, thực thi pháp luật và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Song Nguyên
Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site