02:36 | 04/07/2016

Trách nhiệm của đội ngũ làm công tác văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay

(LV) - Trong giai đoạn hiện nay, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa dân tộc, chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng với trách nhiệm xây dựng nền văn hóa dân tộc làm nền tảng cho xã hội hòa bình, ổn định, phát triển bền vững là một nhiệm vụ cấp thiết.

>>> Tái hiện Thăng Long ngàn năm trong lòng Nhà Quốc hội 

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản

Tham mưu về việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa dân tộc, cơ chế, chính sách về bảo tồn, phát huy, phát triển các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt nam. Xây dựng các kế hoạch, chương trình mục tiêu về dân tộc thiểu số.

Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, cụ thể hóa nghị định, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhà nước về lĩnh vực văn hóa dân tộc. Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, định hướng nội dung tuyên truyền, định hướng chính trị, tư tưởng trong hoạt động của các cơ quan văn hoá, văn nghệ, các cơ quan thông tin, tuyên truyền đối ngoại ở Trung ương và địa phương về giữ gìn, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống... Nghiên cứu tình hình tư tưởng trong Đảng và trong xã hội, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, nội dung, giải pháp xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng; nghiên cứu và tham gia đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn hóa dân tộc ở các cấp, các ngành, các đoàn thể; nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, nhà nước, chế độ ta của các thế lực thù địch, kịp thời đề xuất đối sách và biện pháp chống các quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch.

Phát triển đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác văn hóa dân tộc ở địa phương

Xây dựng chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức viên chức hoạt động ở lĩnh vực văn hóa xã hội ở vùng dân tộc thiểu số. Xây dựng tiêu chuẩn và cơ chế lựa chọn, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý, tham mưu về lĩnh vực văn hóa dân tộc có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đảm đương công việc. Xây dựng và thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, ưu đãi những người có uy tín trong cộng đồng, nghệ nhân, già làng trưởng bản có nhiều đóng góp trong quá trình bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, có ảnh hướng tích cực trong cộng đồng. Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng thanh niên người dân tộc thiểu số đang tại ngũ để đào tạo nguồn cán bộ khi xuất ngũ về địa phương.

Tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng

Ngành văn hóa đã phối hợp với đồn Biên phòng chủ động trong các hoạt động văn hóa ở các huyện biên giới, vận động xây dựng nếp sống mới, vận động bà con ổn định định canh, định cư, bảo vệ rừng… chăm lo phát triển, ổn định cuộc sống. Tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá ở các cấp, nhất là các điểm vui chơi trẻ em, đồng thời có kế hoạch cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới một số công trình văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao hiện đại ở các trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của đất nước. Xã hội hoá các hoạt động văn hoá, chú trọng nâng cao đời sống văn hoá ở nông thôn, vùng khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách hưởng thụ văn hoá giữa các vùng, các nhóm xã hội, giữa đô thị và nông thôn. có chính sách thu hút, ưu đãi đối với các chương trình dự án đầu tư về vùng đồng bào.

Trình diễn lễ hội truyền thống của dân tộc Thái tỉnh Thanh Hóa
Trình diễn lễ hội truyền thống của dân tộc Thái tỉnh Thanh Hóa.

Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá truyền thống, cách mạng

Tiếp tục phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất nhân văn, dân chủ, vươn lên hiện đại, phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước; cổ vũ, khẳng định cái đúng, cái đẹp, đồng thời lên án cái xấu, cái ác. hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc. Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hoá, văn nghệ, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá với phát triển du lịch và hoạt động thông tin đối ngoại nhằm truyền bá sâu rộng các giá trị văn hoá trong công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ và người nước ngoài.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật

Đẩy mạnh công tác giáo dục, phổ biến tuyên truyền pháp luật vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo. Chú trọng công tác sử dụng đội ngũ cán bộ làm văn hóa dân tộc, cán bộ tư pháp người dân tộc thiểu số.

Khuyến khích, động viên và có chính sách ưu đãi để già làng, trưởng bản, người có uy tín tham gia công tác kiểm tra, giám sát các chương trình, chính sách, trực tiếp tham gia vào hoạt động chính trị ở cơ sở. Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước; khắc phục xu hướng thương mại hoá, xa rời tôn chỉ, mục đích trong hoạt động báo chí, xuất bản.

Phát triển và mở rộng việc sử dụng internet, đồng thời có biện pháp quản lý, hạn chế mặt tiêu cực, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động lợi dụng internet để truyền bá tư tưởng phản động, lối sống không lành mạnh.

Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hóa

Trong Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định, một trong sáu nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa là chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm không ngừng tiếp biến văn hóa của các quốc gia trên thế giới, làm giàu cho văn hóa dân tộc. Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hoá của các nước, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nước ngoài với công chúng Việt Nam. Thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế về bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả các sản phẩm văn hoá. Xây dựng cơ chế, chế tài ngăn chặn, đẩy lùi, vô hiệu hoá sự xâm nhập và tác hại của các sản phẩm đồi trụy, phản động; bồi dưỡng và nâng cao sức đề kháng của công chúng, nhất là thế hệ trẻ.

Phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội hài hoà với phát triển kinh tế

Sự phát triển của một thời đại ở bất kỳ quốc gia nào đều có dấu ấn khai sáng của văn hoá. Với ý nghĩa này, văn hoá không chỉ là kết quả của quá trình lao động sáng tạo mà còn là yếu tố tạo nên sự phát triển nhanh, bền vững. phải đặt văn hóa phát triển ngang tầm và hài hòa với phát triển kinh tế. Tập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh. phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại để văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là một động lực phát triển.

Sắp tới, mục tiêu đặt ra cho đội ngũ làm công tác văn hóa dân tộc giai đoạn hiện nay phải có biện pháp cụ thể trong việc xây dựng cơ chế chính sách giữ gìn và làm phong phú nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đi đôi với chống lại sự “xâm lăng văn hóa”, ngăn chặn văn hóa độc hại… làm cho vai trò của văn hoá trong hoạt động kinh tế càng được nâng cao và thiết thực khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, đem lại sự phát triển cao và hài hoà với phát triển kinh tế.

Trần Thị Bích Huyền (Phó vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc)

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site