18:32 | 28/09/2017

Tháng 10, đến Làng Văn hóa khám phá nét đặc trưng Khmer Nam Bộ

(LV) - Các hoạt động tháng 10 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra với chủ đề “Về với miền Tây qua nét đặc trưng văn hoá Khmer Nam Bộ” từ ngày 1 - 31/10/2017.

>>> Trải nghiệm để thêm yêu văn hoá dân tộc 

Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giao Ban Quản lý Khu các làng dân tộc phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long; Ban Dân tộc thành phố Hà Nội; Nhà hát Cải Lương Việt Nam; Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, Đại học Văn hóa Hà Nội; Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long, Câu lạc bộ My Hà Nội và các nhóm nghệ nhân đồng bào dân tộc đang hoạt động hàng ngày tổ chức các hoạt động tháng 10 với chủ đề “Về với miền Tây qua nét đặc trưng văn hoá Khmer Nam Bộ” từ ngày 01/10/2017 - 31/10/2017. Chương trình với nhiều hoạt động như:

Tái hiện những nghi thức linh thiêng của người Kmer Nam Bộ
Tái hiện những nghi thức linh thiêng của người Kmer Nam Bộ.

Tái hiện lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng

Lễ hội bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian, cũng như Lễ Vu Lan báo hiếu của đồng bào dân tộc Kinh, đồng bào Khmer Nam Bộ cùng mang chung nét đẹp đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống đó với ngày lễ Sen Dolta - lễ cúng ông bà tổ tiên để ghi nhớ ơn sinh thành nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ, là một trong những lễ lớn trong năm Sen Dolta dịch ra có nghĩa là “cúng ông bà”.

Lễ dâng y Kathina

Đây là một nghi thức duy trì hàng năm duy nhất của Phật giáo có từ thời Đức Phật còn tại thế. Đối với những người dân theo Phật giáo Nguyên thủy, lễ dâng y Kathina mang một ý nghĩa hết sức to lớn, vừa thể hiện thiện tâm của người phật tử đối với việc hộ trì tăng đoàn, vừa tạo nên niềm vui lớn trong mùa lễ hội cho người phật tử tại gia, đồng thời Lễ dâng y Kathina cũng còn nhắc nhở cho tứ chúng, cả hàng phật tử xuất gia và tại gia, luôn nhớ về và trân trọng tấm lòng của đàn tín.

Biểu diễn dân ca, dân vũ quyến rũ của người Nam Bộ
Biểu diễn dân ca, dân vũ quyến rũ của người Nam Bộ.

Không gian điểm nhấn văn hoá đặc trưng dân tộc Khmer Nam Bộ tại “Ngôi nhà chung”

Giới thiệu những nét văn hóa đặc trưng dân tộc Khmer tại Làng như: Trưng bày ảnh các lễ được tổ chức ở chùa Khmer tại Làng. Tái hiện không gian điểm nhấn tại khu vực bãi cỏ chùa Khmer, trình diễn dàn nhạc ngũ âm, múa Dù kê, Rôm vông, Xa za van… Những điệu múa đã trở thành niềm cảm hứng cho rất nhiều ca khúc về quê hương ngọt ngào và trong trẻo. Đồng thời, trang trí tiểu cảnh thuyền hoa bên cạnh chiếc cầu khỉ tạo không gian chụp hình cho du khách cũng như gợi nhớ về miền Tây. Giới thiệu ẩm thực dân tộc Khmer Nam Bộ qua các các loại bánh cổ truyền như bánh ống, bún nước lèo, bánh Tét…

Giới thiệu bộ sưu tập ảnh “Miền Tây quê tôi” và các ấn phẩm du lịch “5 địa phương, 1 điểm đến”: Khoảng 100 bức ảnh về vùng đồng bằng sông Cửu Long văn hóa đặc trưng các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm. Các hình ảnh về vẻ đẹp riêng của Nam Bộ (chợ nổi cái Răng (Cần Thơ), chợ nổi ngã Bảy (Hậu Giang), chợ nổi ngã Năm (Sóc Trăng), chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Long Xuyên (An Giang), chợ nổi Trà Ôn (Vĩnh Long); những vườn trái cây sum xuê trĩu quả; những dòng sông chở nặng phù sa, ắp đầy tôm cá; những cánh đồng thẳng cánh cò bay yên bình của miền Tây sông nước; những bông sen phủ hồng cả đồng - Đồng Tháp Mười; các lễ hội đặc trưng vùng sông nước; những ngôi chùa Khmer đầy màu sắc, những cô gái miền Tây xinh đẹp, đảm đang, dịu dàng, bình dị trong chiếc khăn rằn.

Trẻ em là một trong những đối tượng trải nghiệm các sản phẩm du lịch tại Làng Văn hóa
Trẻ em là một trong những đối tượng trải nghiệm các sản phẩm du lịch tại Làng Văn hóa.

Giới thiệu, quảng bá về các sản phẩm du lịch đồng bằng sông Cửu Long, các hình ảnh vùng đất, con người miền Nam Bộ thông qua sách hướng dẫn du lịch, tờ gấp, tờ rơi, tranh ảnh, poster, báo, tạp chí, lịch, băng đĩa VCD, DVD… Giới thiệu và quảng bá về du lịch tỉnh Vĩnh Long qua bộ ảnh giới thiệu du lịch Vĩnh Long.Giới thiệu nét văn hoá đặc trưng của đồng bào Khmer Nam bộ thông qua các hiện vật gắn bó với đời sống hàng ngày (niêu, sàng, giỏ, nơm…) trang phục (thường ngày, ngày cưới), tín ngưỡng tôn giáo (kinh viết trên lá buông, bát khất thực, y chu tăng…) tại không gian triển lãm làng dân tộc III.

Ngoài ra còn có các khoạt động khác như: Chương trình “Trung Thu cho em” giới thiệu trình diễn và tương tác nghề thủ công truyền thống “Em tập làm nghệ nhân” làm đèn ông sao, làm trống, làm mặt nạ, nặn tò he, viết thư pháp...; các hoạt động “Trung Thu cho em” qua các trò chơi truyền thống: Ô ăn quan, đánh chắt chơi chuyền, nhảy bao bố, bịt mắt đánh trống…Đồng thời, trưng bày khoảng 20 bức ảnh về thế giới trong trẻo của tuổi thơ qua góc nhìn của các nhà nhiếp ảnh Nguyễn Phú Đức, Phạm Quốc Dũng…với chủ đề “Ký ức tuổi thơ”.

Các em sẽ được làm các đồ chơi dân gian dịp Trung thu được yêu thích
Các em sẽ được làm các đồ chơi dân gian dịp Trung thu được yêu thích.

Ban tổ chức sẽ phối hợp tổ chức Lễ tuyên dương học sinh giỏi là con em dân tộc thiểu số Thành phố Hà Nội năm học 2016 – 2017.

Như thường kỳ, các hoạt động cuối tuần sẽ là: Chương trình văn nghệ “Miền Tây mến thương”, Chương trình ca múa nhạc “Miền Tây quê em”, Tái hiện Lễ cúng cơm mới (Chôm kháu mớ) của đồng bào dân tộc Thái...

Bên cạnh đó là các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, chương trình du lịch Homestay... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Chương trình tổng thể

Chương trình Ngày 01/10/2017 (Chủ Nhật)

08h30 - 11h00; 14h30 - 16h30 - Chương trình “Trung Thu cho em” với các trò chơi truyền thống: Ô ăn quan, đánh chắt chơi chuyền, nhảy bao bố, bịt mắt đánh trống, kéo co...

- Trình diễn và tương tác nghề thủ công truyền thống “Em tập làm nghệ nhân” như làm đèn ông sao, làm mặt nạ, vẽ trang trí chuồn chuồn tre, viết thư pháp... tại không gian sân lễ hội làng dân tộc III

Ngày 07, 08/10/2017 (Thứ Bảy, Chủ Nhật)

09h00 - 10h30; 14h30 - 16h00 Chương trình nghệ thuật “Miền Tây mến thương” (Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ ca ngợi quê hương đất nước, vẻ đẹp miền Tây…) của các diễn viên, nghệ sỹ Nhà hát Cải lương Việt Nam Sân trước nhà triển lãm làng III

Ngày 14,15/10/2017 (Thứ Bảy, Chủ Nhật)

09h00 - 10h30; 14h30 - 16h00 Chương trình ca múa nhạc “Miền Tây quê em” của sinh viên dân tộc thiểu số Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, ĐHVH Hà Nội Sân trước nhà triển lãm làng III

Ngày 21/10/2017 (Thứ Bảy)

09h00 - 10h00 Tái hiện lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng tại Làng dân tộc Khmer, làng dân tộc III

Cả ngày Không gian điểm nhấn văn hoá đặc trưng dân tộc Khmer Nam Bộ tại “Ngôi nhà chung” tạiLàng dân tộc Khmer - chùa Khmer, làng dân tộc III

Cả ngày Phối hợp với Ban Dân tộc thành Phố Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương học sinh giỏi là con em dân tộc thiểu số Thành phố Hà Nội năm học 2016 – 2017 tại Không gian các làng dân tộc và sân khấu trước làng III

Ngày 22/10/2017 (Chủ Nhật)

08h30 - 10h30 Lễ dâng y Kathina năm 2017 tại Quần thể chùa Khmer Quần thể chùa Khmer

Cả ngày Không gian điểm nhấn văn hoá đặc trưng dân tộc Khmer Nam Bộ tại “Ngôi nhà chung” Làng dân tộc Khmer - chùa Khmer, làng dân tộc III

Ngày 29/10/2017 (Chủ Nhật)

09h00 - 10h00 Tái hiện Lễ cúng cơm mới (chôm kháu mớ) của đồng bào dân tộc Thái Làng dân tộc Thái, Làng dân tộc I;

08h30 - 17h00 từ ngày 01-31/10/2017: Hoạt động triển lãm, trưng bày “Miền Tây quê tôi” tại Không gian triển lãm làng III; Giới thiệu, quảng bá về các sản phẩm du lịch đồng bằng Sông Cửu Long, các hình ảnh vùng đất, con người miền Nam Bộ thông qua sách hướng dẫn du lịch, tờ gấp, tờ rơi, tranh ảnh, poster, báo, tạp chí, lịch, băng đĩa VCD, DVD tại Khu vực đường dẫn từ làng Khmer đến chùa Khmer, làng dân tộc III

Hoạt động của cộng đồng dân tộc hàng ngày tại Làng

Từ ngày 01 - 31/10/2017: Hoạt động hàng ngày: Tái hiện cuộc sống hàng ngày, thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu ẩm thực, tham quan tuyến điểm, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ của dân tộc Tày, Dao, Thái, Mường, Khơ Mú, Mông, Tà Ôi, Cơ Tu, Ê Đê trong đó điểm nhấn là hoạt động của làng dân tộc Khmer, chùa Khmer tại Không các làng dân tộc Tày, Dao, Thái, Mường, Khơ Mú, Mông, Tà Ôi, Cơ Tu, Ê Đê, Khmer, chùa Khmer.

Vũ Minh



Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site