17:37 | 03/03/2018

Di sản văn hóa sau vinh danh - niềm vui và những thách thức

Nếu người dân đất Tổ say mê và tự hào với hát Xoan, thì nghệ thuật hát Bài chòi là thú vui tao nhã của người dân Trung Bộ mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Và niềm vui được nhân lên khi “Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam” và “Hát xoan Phú Thọ” của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trong Phiên họp của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO 2003 về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 (tháng 12 năm 2017) tại Hàn Quốc.

>>> Nghệ thuật Bài Chòi trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

“Xứng danh” di sản

Theo Ủy ban Liên Chính phủ, Hát Xoan Phú Thọ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vì đã đáp ứng được nhiều tiêu chí đề ra. Trong đó, thực hành Xoan liên quan đến âm nhạc và ca hát như một cách thờ cúng và bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị vua Hùng. Là một hình thức nghệ thuật trình diễn cộng đồng, Hát Xoan cung cấp cho cư dân tỉnh Phú Thọ tình cảm gắn kết, hòa hợp, tôn trọng lẫn nhau, thể hiện sự kế tục của di sản qua việc kết nối di sản sống với nhu cầu thực hành ngày nay. Truyền thống cũng được phản ánh qua thông điệp chính với câu tục ngữ phổ biến của Việt Nam "Uống nước, nhớ nguồn" - đó là điều Hát Xoan muốn truyền tải, đặc biệt đối với học viên trẻ tuổi. Không có yếu tố nào của Hát Xoan không tương thích với các văn kiện quốc tế về quyền con người hoặc cản trở sự phát triển bền vững.

 

Nghệ thuật Bài Chòi - món ăn tinh thần của nhân dân 8 tỉnh Trung Bộ
Nghệ thuật Bài Chòi - món ăn tinh thần của nhân dân 8 tỉnh Trung Bộ.

Nghệ thuật Bài Chòi đáp ứng nhu cầu giải trí và thưởng thức nghệ thuật của cộng đồng. Các câu chuyện trong Bài Chòi là những bài học đạo đức, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, sự gắn kết cộng đồng và những kinh nghiệm trong cuộc sống của người dân. Hồ sơ đề cử đã chỉ ra được vai trò quan trọng của người lưu giữ di sản. Là một di sản của cộng đồng, việc truyền dạy Bài Chòi diễn ra chủ yếu trong gia đình, câu lạc bộ. Ngoài ra, Bài Chòi còn được truyền dạy trong các trường học. Việc thực hành di sản Nghệ thuật Bài Chòi thúc đẩy sự bình đẳng về giới cũng như sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng. Các cá nhân và đại diện của các nhóm và câu lạc bộ Bài Chòi đã ký cam kết tự nguyện, đồng thuận với đề cử, đồng thời, sự hiểu biết về việc xây dựng hồ sơ đề cử của họ cũng được thể hiện trong các đoạn ghi âm và ghi hình các cuộc phỏng vấn được thực hiện tại các địa phương có thực hành Bài Chòi...

Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam và Hát Xoan Phú Thọ vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa, khuyến khích đối thoại giữa các cá nhân, các cộng đồng và các dân tộc khác nhau vì sự khoan dung, tình yêu và lòng bác ái đúng theo tôn chỉ và mục tiêu của Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

Những thách thức bảo tồn

Để các Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại sau vinh danh có cơ sở và điều kiện phát triển mạnh, được cộng đồng cư dân đón nhận, yêu thích và sáng tạo tiếp nối truyền thống của cha ông chính là vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu, những người làm công tác văn hóa quần chúng tại cơ sở, các Nhà quản lý nhà nước …

Phường Xoan (Phú Thọ) biểu diễn trước cửa đình
Phường Xoan (Phú Thọ) biểu diễn trước cửa đình.

Với những di sản văn hóa phi vật thể được vinh danh vừa tạo “đà” cho phát triển kinh tế - xã hội vừa quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc của nhân loại. Nhưng, những cơ hội đó cũng tạo ra những “thách thức” không nhỏ trong công tác bảo tồn ví như Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, sau khi được công nhận là di sản phi vật thể, cồng chiêng đã trở thành “món hàng” cho nhiều tay chơi săn lùng, đến nỗi Nhà nước phải “bỏ tiền” đúc chiêng cho dân. Hay việc tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt mới được UNESCO vinh danh cũng khiến nhiều người băn khoăn về sự biến tướng của nghi lễ hầu đồng.

Chính vì thế, để các di sản tránh tình trạng mai một hay bị tước danh hiệu, việc lưu giữ, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể cho thế hệ sau thông qua giáo dục, tuyên truyền, biểu diễn... cần thực hiện đồng bộ, sâu rộng trong cộng đồng.

Nỗ lực phát huy giá trị di sản

Các địa phương hay nói cách khác là “Môi trường diễn xướng” của những loại hình Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại (Hát Xoan và Nghệ thuật Bài Chòi) cần nhận thức rằng, danh hiệu vừa là vinh dự nhưng cũng vừa là trách nhiệm. Với trách nhiệm ấy, các Sở, Ban, ngành, hay cư dân địa phương cùng toàn thể cộng đồng phải có nhiều biện pháp khác nhau như: Nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo tồn những giá trị tiêu biểu của Hát Xoan, Nghệ thuật Bài Chòi; truyền dạy Nghệ thuật Bài Chòi, Hát Xoan trong cộng đồng và trường học; truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; mở các chương trình nghệ thuật tạo môi trường diễn xướng đồng thời giới thiệu di sản của địa phương mình; Hát Xoan và Nghệ thuật Bài Chòi có thể tham gia vào dịch vụ du lịch, vừa mang lại niềm tự hào, hãnh diện cho cộng đồng, vừa động viên cộng đồng có được phần thưởng xứng đáng từ những hoạt động đó. Điểm nữa cần quan tâm, đó là tạo cơ hội để các làn điệu cổ, các “tích”, “trò” đích thực của cộng đồng được sống lại: Trình diễn trong các không gian đình, đền, miếu mà cha ông vẫn thường biểu diễn. Được giao lưu, biểu diễn với cộng đồng và các đình, đền khác có tục thờ cúng Hùng Vương”- đối với Hát Xoan. Đối với Nghệ thuật Bài Chòi, cần phục hồi, bảo tồn các vở tuồng cổ, hội đánh Bài Chòi dân gian, các vở Bài Chòi dân gian….

 

Bảo tồn nghệ thuật Bài Chòi sau vinh danh
Bảo tồn nghệ thuật Bài Chòi sau vinh danh.

Bên cạnh đó, các tỉnh có di sản được vinh danh cần xây dựng chính sách cùng với những hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo nên những “bàn đạp” phát triển hữu hiệu. Để các nghệ nhân tiếp tục truyền dạy và cung cấp tài liệu truyền dạy cho các câu lạc bộ, nhóm công chúng đang tham gia thực hành diễn xướng Nghệ thuật Bài Chòi và Hát Xoan giữ được giá trị di sản. Không chỉ vậy, việc tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng tham gia bằng việc gắn kết, sử dụng nguồn đầu tư từ các chương trình văn hóa cơ sở hoặc xã hội hóa và sẽ thiết lập quỹ bảo tồn Hát Xoan, Nghệ thuật Bài Chòi. Đây cũng là bước đầu phục hồi các tập tục và một số không gian trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại Hát Xoan và Nghệ thuật Bài Chòi tại cộng đồng.

Mai Hưởng

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site