11:10 | 12/02/2018

Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2018

(LV) - Ngày hội sẽ diễn ra trong 2 ngày từ 24 - 25/2/2018 (tức mùng 9, 10 tháng Giêng) tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

>>> "Gói bánh chưng xanh cùng người nghèo ăn Tết" năm 2018 tại "Ngôi nhà chung" 

Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" là hoạt động thường niên do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với một số Ban, ngành Trung ương và một số địa phương tổ chức nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam và góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Nhiều hoạt động đậm Sắc màu dân tộc sẽ được diễn ra
Nhiều hoạt động đậm Sắc màu dân tộc sẽ được diễn ra.

Ngày hội với sự tham gia của khoảng 200 người là đại diện già làng, trưởng bản tiêu biểu, nhân sĩ trí thức, nghệ nhân của 21 cộng đồng dân tộc đến từ 14 tỉnh/thành đại diện cho các dân tộc, vùng miền trong cả nước: dân tộc Mông (Hà Giang), Bố Y (Lào Cai); Si La, Mảng (Lai Châu), Cờ Lao, La Chí, Pu Péo (Hà Giang), Ơ Đu (Nghệ An), Chăm (Ninh Thuận), Giẻ Triêng, Xơ Đăng (Kon Tum); Dao (TP. Hà Nội); Tày (Thái Nguyên), Mường (Hòa Bình), Khơ Mú (Điện Biên), Thái (Sơn La), Mông (Hà Giang), Ê Đê (Đắk Lắk), Khmer (Sóc Trăng), Raglai (Ninh Thuận), Tà Ôi, Cơ Tu (Thừa Thiên Huế).

Trong khuôn khổ Ngày hội sẽ diễn ra các hoạt động: Chương trình Bài ca mừng Đảng, mừng Xuân, Chủ tịch nước chúc Tết đồng bào các dân tộc; tái hiện các lễ hội truyền thống: Tái hiện Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông, Tái hiện Lễ cưới của dân tộc Bố Y.

Bên cạnh đó là Chương trình Hội xuân: Chương trình du xuân chợ Tết; Tết trồng cây - Mùa Xuân nhớ Bác; Chương trình xiếc hề “Be Clown”. Hoạt động trò chơi dân gian ngày Xuân dân tộc: Nhảy Sạp, đi cà kheo, bắn cung, đi cầu kiều, đánh đu… giao lưu tại không gian các nhà dân tộc Thái, Mường, Ê Đê, Tày; Giới thiệu ẩm thực, các loại món ngày Tết: bánh chưng, xôi nếp ba màu, gà quay dân tộc, lợn quay, thịt sấy,…tại không gian các nhà dân tộc Thái, Mường, Tày, Khơ Mú.

Nội dung chi tiết các hoạt động như sau:

1. Chương trình Bài ca Mừng Đảng quang vinh - Mừng Xuân đất nước Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc Tết đồng bào các dân tộc.

- Thời gian: dự kiến 8h30 - 9h30 ngày 24/2/2018 Thứ Bảy (Mùng 9 Tết) tại sân Lễ hội Khu các làng dân tộc III.

+ Các bài ca về Đảng về Bác về mùa xuân các dân tộc do sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc và đồng bào dân tộc thể hiện.

+ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc Tết đồng bào các dân tộc, tặng quà người có uy tín đồng bào dân tộc (21 đại diện 21 dân tộc: nhân sỹ, trí thức, già làng, trưởng bản, nghệ nhân…), đại diện đồng bào các dân tộc tặng quà, chúc Tết Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tham gia vòng xòe đại đoàn kết các dân tộc. Trồng cây lưu niệm tại Làng dân tộc Mường, sau đó dự tái hiện Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông tỉnh Hà Giang.

2. Tết trồng cây - Mùa xuân nhớ Bác

Thời gian: 9h30-10h00 ngày 24/02/2018 Thứ Bảy (Mùng 9 Tết) tại Làng dân tộc Mường, Khu các làng dân tộc I. Mời Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu lãnh đạo các Ban, Bộ, Ngành, tỉnh Hòa Bình trồng cây đầu xuân (dự kiến Cây Dổi và Cây Sang) mang lại màu xanh tốt tươi cho bản làng theo phong trào trồng Cây đầu năm mới Bác Hồ đã gây dựng. Tạo khí thế mùa xuân để cộng đồng các dân tộc trồng cây, chăm lo màu xanh cho bản làng các dân tộc tại “Ngôi nhà chúng” Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.

3.Tái hiện Lễ hội Gầu tào của dân tộc Mông

Thời gian: 10h00 - 11h00 ngày 24/2/2018 Thứ Bảy (Mùng 9 Tết) tại Làng dân tộc Mông, Khu các làng dân tộc I. Là lễ hội tiêu biểu nhất của dân tộc Mông, với mục đích là cúng tạ trời đất đã ban cho thôn bản, dòng họ, gia đình, sức khoẻ. Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân. Lễ hội Gầu Tào thể hiện gần như đầy đủ các loại hình văn hóa dân gian của dân tộc Mông. Dự kiến mời Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và đồng bào các dân tộc chứng kiến, dự, chung vui.

4. Tái hiện Lễ cưới của dân tộc Bố Y

Thời gian: 9h00 - 10h00 ngày 25/2/2018 Chủ nhật (mùng 10 Tết) tại Làng dân tộc Bố Y, Khu các làng dân tộc I. Với dân tộc Bố Y, phong tục cưới hỏi với những nghi lễ mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc luôn được coi trọng và giữ gìn đến ngày nay. Trước đây, dân tộc Bố Y có tập tục là chỉ được lấy người dân tộc. Sau này tập tục này được bãi bỏ, nam nữ được tự do chọn vợ, chọn chồng ở các dân tộc khác. Lễ cưới được tổ chức đầu xuân với mong muốn sự sinh sôi, nảy nở.

5. Chương trình du xuân chợ Tết

Thời gian: 08h00 - 16h30 ngày 24 - 25/2/2018 (Mùng 9, 10 Tết) (Thứ Bảy, Chủ Nhật) tại Chợ vùng cao, Khu các làng dân tộc I. Giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống một số làng nghề (gỗ mỹ nghệ, điêu khắc, khảm trai, gốm sứ, đồ đồng, đồ sừng…) thường được trang trí ngày Tết, ẩm thực truyền thống mang phong vị Tết cổ truyền dân tộc và không gian thư pháp đầu xuân với không gian hát Văn.

6. Chương trình Xiếc hề “Be Clown”

Thời gian: 14h00 - 15h30 ngày 24/2/2018 và 9h - 10h30, 14h00 - 15h30 ngày 25/2/2018 (Mùng 9, 10 Tết) (Thứ Bảy, Chủ Nhật) tại Sân lễ hội Làng dân tộc III. Các tiết mục xiếc vui nhộn do diễn viên xiếc hề sẽ mang đến những nụ cười sảng khoái, không khí lạc quan những ngày đầu xuân, đặc biệt lý thú với những em bé.

Vũ Minh

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site