21:04 | 01/06/2018

Nhiếp ảnh gia Nick Út trao tặng hiện vật cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam

(LV) - Chiều 1/6, tại Hà Nội, Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Hội Nhà báo Việt Nam) đã tổ chức Lễ tiếp nhận nhiều hiện vật của nhà báo, nhiếp ảnh gia Nick Út.

Tại lễ tiếp nhận, nhiếp ảnh gia Nick Út trao tặng Bảo tàng Báo chí Việt Nam 2 chiếc máy ảnh Nikon đã được ông sử dụng trong giai đoạn 1966- 1970, hơn 50 file ảnh gốc do ông chụp tại chiến trường Việt Nam cũng như tại nhiều tỉnh thành khác, trong đó có Hà Nội, từ sau năm 1975. Trong số này, có một số bức ảnh chưa từng được nhiếp ảnh gia Nick Út công bố.

Nhiếp ảnh gia Nick Út, tên thật là Huỳnh Công Út, sinh năm 1951, tại Long An, là người Mỹ gốc Việt. Năm 16 tuổi, ông bắt đầu được nhận vào làm việc cho Hãng tin Associated Press (AP). Ông là tác giả của bức ảnh em bé Phan Thị Kim Phúc và những đứa trẻ khác bị bỏng do bom Napalm của Mỹ tại Trảng Bàng, Tây Ninh năm 1972. Vào khoảnh khắc lịch sử đó, em bé Kim Phúc mới 9 tuổi.

Đại diện Hội Nhà báo Việt Nam và Bảo tàng Báo chí tiếp nhận hiện vật của nhiếp ảnh gia Nick Út  trao tặng.
Đại diện Hội Nhà báo Việt Nam và Bảo tàng Báo chí tiếp nhận hiện vật của nhiếp ảnh gia Nick Út trao tặng.

Sau khi chụp bức ảnh này, nhiếp ảnh gia Nick Út đã đưa Kim Phúc vào bệnh viện và em đã được cứu sống. Đây là bức ảnh đã làm thay đổi cuộc đời ông và Kim Phúc và góp phần làm thay đổi cái nhìn về cuộc chiến.

Bức ảnh “Em bé Napalm” ngay sau đó đã được đăng trên trang nhất rất nhiều tờ báo lớn, gây rung động toàn cầu và đặc biệt góp phần thức tỉnh lương tri nhân loại về cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam.. Bức ảnh cũng được nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng trên thế giới coi đây là một tác phẩm ảnh báo chí hoàn hảo về đề tài chiến tranh. Năm 1973, bức ảnh này đã đạt giải Pulitzer- một giải thưởng danh giá của Mỹ.

Theo một tài liệu ghi âm được công bố, đã từng có sự nghi ngờ về sự chân thật của tấm ảnh và cho rằng có thể tấm hình đã được sửa trước đó. Tác giả Nick Út từng trả lời thẳng thắn về việc này:

Bức ảnh “Em bé Napalm”.
Bức ảnh “Em bé Napalm”.

“Một số ít người từng nghi ngờ khi nhìn thấy tấm hình, nhưng đối với tôi và nhiều người khác thì nó không thể nào thật hơn được nữa. Tấm hình này thật như chiến tranh Việt Nam có thật. Sự kinh khủng của chiến trang Việt Nam được tôi chụp không cần phải được sửa. Cô gái nhỏ đó vẫn đang sống hôm nay và đã trở thành một nhân chứng rõ ràng của tấm hình. Khoảnh khắc 30 năm trước sẽ mãi mãi là điều gì mà Kim Phúc và tôi sẽ không bao giờ quên được. Đó là điều đã thay đổi cuộc sống của cả hai chúng tôi”.

Phát biểu tại buổi lễ, nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh, nhiếp ảnh gia Nick Út là phóng viên chiến trường nổi tiếng có mặt tại Việt Nam. Bức ảnh “Em bé Napalm” thể hiện bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp của nhiếp ảnh gia Nick Út. Tác giả đã chụp bức ảnh vào thời khắc lịch sử và chứng kiến giây phút khủng khiếp của chiến tranh. Bức ảnh đã tạo dấu ấn lịch sử, góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh để chống lại chiến tranh và nói lên khát vọng hòa bình của con người.

Pv

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site