00:06 | 19/09/2018

Phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ tại hang động núi lửa Krông Nô

(LV) - Ngày 18/9/2018, tại Hà Nội, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam ( Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã tổ chức Hội nghị công bố kết quả tìm kiếm và khai quật sơ bộ bước đầu di chỉ khảo cổ hang động núi lửa Krông Nô (Đắk Nông).

Phát biểu tại Hội nghị, PGS,TS Nguyễn Trung Minh, Tổng giám đốc Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam cho biết, thực hiện đề tài khoa học cấp Nhà nước "Nghiên cứu giá trị di sản hang động, đề xuất xây dựng bảo tàng bảo tồn tại chỗ ở Tây Nguyên; lấy thí dụ hang động núi lửa ở Krông Nô, tỉnh Đắk Nông", mã số TN17/T06 (8/2017 - 8/2020) thuộc Chương trình Tây Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 do TS. La Thế Phúc làm chủ nhiệm, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam là cơ quan chủ trì; tập thể tác giả của đề tài đã tiến hành khai quật đợt 1 tại hang C6' và hang C6-1 từ tháng 3/2018.

Kết quả, trong đợt khai quật khảo cổ tại hang động núi lửa Krông Nô đã bước đầu thu được nhiều kết quả quan trọng. Các di vật khảo cổ vừa được phát hiện rất nhiều và đa dạng gồm: đồ đá, đồ gốm và xương răng động vật, trong đó có di cốt người tiền sử có niên đại cách ngày nay khoảng 7.000 năm.

Các hiện vật, di chỉ được phát hiện trong quá trình khai quật
Các hiện vật, di chỉ được phát hiện trong quá trình khai quật.

Theo PGS,TS Nguyễn Trung Minh, việc phát hiện này có ý nghĩa rất quan trọng bởi đây là những phát hiện khảo cổ học người tiền sử đầu tiên trong hang động núi lửa ở Tây Nguyên. Hơn thế nữa, đối với giới khoa học, đây là một phát hiện gây “chấn động” bởi hệ thống hang động núi lửa Krông Nô là một trong những hang động núi lửa lớn nhất và duy nhất phát hiện dấu tích sự sống của con người thời tiền sử ở Đông Nam Á và rất hiếm gặp trong hang động núi lửa trên thế giới.

Phát hiện khảo cổ học trên là một chứng cứ khoa học có giá trị để bổ sung đầy đủ, chi tiết hơn vào hồ sơ trình UNESCO xem xét công nhận Công viên địa chất toàn cầu cho Công viên địa chất núi lửa Krông Nô, Đắk Nông.

Tại Hội nghị, các nhà khoa học cũng khẳng định, các di chỉ khảo cổ hang động núi lửa ở đây là di sản độc đáo duy hất ở Việt Nam và Đông Nam Á. Vấn đề đặt ra hiện nay là các cơ quan quản lý nhà nước cần có những hành lang pháp lý bảo tồn và phát huy di sản, trước mắt cần lập hồ sơ xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia, tiến tới cấp quốc gia đặc biệt.

Những kết quả khai quật ở đây mới chỉ là bước đầu, cần tiếp tục mở rộng diện tích khai quật, phân tích ADN, giám định thành phần chủng tộc người, làm rõ chủ nhân các nền văn hóa cổ nơi đây; đồng thời phân tích niên đại tuyệt đối, bào tử phấn hoa, cổ từ cảm... phác dựng quá khứ xa xưa của cư dân tiền sử trên đất Đắk Nông.

Pv

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site