16:25 | 10/10/2018

“Sắc gốm Bát Tràng trong lòng Hà Nội” tại Văn Miếu Quốc Tử Giám

(LV) – Tối 9/10/2018, Trưng bày “Sắc gốm Bát Tràng trong lòng Hà Nội” đã khai mạc tại Nhà Thái học - thuộc di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám.

>>> Triển lãm Hà Nội trong tôi lần thứ 13 năm 2018: Làng nghề, phố nghề Hà Nội 

Trưng bày do Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với Hội Gốm sứ Bát Tràng tổ chức.

“Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10 được tổ chức tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Trưng bày sẽ mang đến cho công chúng Thủ đô và khách tham quan di tích tinh hoa của làng gốm Bát Tràng với những sản phẩm đã để lại dấu ấn không chỉ ở trong nước mà vươn xa ra nhiều nước trên thế giới. Sự hiện diện của gốm Bát Tràng tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám trong trưng bày này là sự kết nối các giá trị văn hóa của Thủ đô Hà Nội, giữa truyền thống và hiện đại, giữa văn hóa vật thể và phi vật thể…và đem đến cho du khách một hình ảnh Hà Nội giàu bản sắc” – Ông Lê Xuân Kiêu – Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám chia sẻ.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên cùng các đại biểu tham quan trưng bày
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên cùng các đại biểu tham quan trưng bày.

Sản phẩm của nghề gốm truyền thống Bát Tràng được tạo ra bởi các bí quyết sản xuất được truyền từ đời này sang đời khác, đòi hỏi các kỹ năng thuần thục, kết hợp hài hòa giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Việc chọn và tìm nguồn đất thích hợp, tạo các loại men từ nhiều chất liệu và sự cải tiến kỹ thuật lò nung đã thể hiện tài năng của những nghệ nhân gốm ở làng gốm Bát Tràng. Trên con đường phát triển của làng nghề Bát Tràng, các nghệ nhân đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm mới chứa đựng những nét tinh hoa của gốm truyền thống nhưng vẫn mang tính ứng dụng cao.

Các tác phẩm gốm đặc sắc của nghệ nhân Bát Tràng
Các tác phẩm gốm đặc sắc của nghệ nhân Bát Tràng.

Trưng bày sẽ giới thiệu 150 sản phẩm của 10 nghệ nhân gốm nổi tiếng, thuộc nhiều dòng gốm khác nhau của làng gốm Bát Tràng như: Nghệ nhân Trần Độ với dòng gốm men rạn hoa nâu, lục bào và hoàng lưu ly; Nghệ nhân Vũ Cường với dòng men rạn, đắp nổi; Nghệ nhân Lê Văn Khánh với dòng gốm men chàm lam; nghệ nhân Trần Văn Khánh với dòng men rạn và ám họa; Nghệ nhân Hà Văn Long với dòng men lam trắng; Nghệ nhân Phạm Đạt nổi tiếng với dòng men rạn đàn; Nghệ nhân Đỗ Tùng Mậu nổi tiếng với dòng men gốm son đỏ; Nghệ nhân Phạm Thế Anh với dòng men gốm hồng sa; Nghệ nhân Trần Nam Tước với dòng men đa sắc; Nghệ nhân Nguyễn Danh Tú với dòng men thấu quang. Các nghệ nhân gốm có các sản phẩm trưng bày lần này đều là những người có bàn tay vàng, có sản phẩm tham gia nhiều triển lãm, nhận được nhiều giải thưởng và được phong tặng nghệ nhân Hà Nội.

Trưng bày "Sắc gốm Bát Tràng trong lòng Hà Nội" không chỉ thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của làng gốm Bát Tràng, mà còn thể hiện tài năng cũng như khả năng sáng tạo của những nghệ nhân gốm, góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng gốm Việt Nam. Đồng thời, muốn khẳng định những kết quả trong quá trình bảo tồn và phát triển làng nghề, mở ra những cơ hội mới cho nghề gốm sứ truyền thống trên con đường hội nhập quốc tế, hướng tới xây dựng, phát triển làng nghề mang tính bền vững gắn với phát triển du lịch. Làng gốm Bát Tràng đã, đang và sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước khi đến thăm thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Trưng bày sẽ diễn ra từ ngày 9 đến ngày 22/10/2018.

Minh Quế

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site