16:42 | 15/08/2019

Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam: Khai thác và phát huy hiệu quả các giá trị văn hoá truyền thống

(LV) - Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, bản sắc văn hoá chính là cái gốc để nhận diện dân tộc. Trong đó văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc là nền tảng đặc biệt quan trọng được gìn giữ, bảo tồn và phát huy tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam. “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam đã trở thành địa chỉ kết nối, tập hợp, giao lưu gắn kết cộng đồng các dân tộc và là nơi giới thiệu, phát huy những nét văn hoá độc đáo của 54 dân tộc Việt Nam.

 >>>Thu hút khách về với “Ngôi nhà chung”

Sau ngày khai trương “Mở cổng Làng” (19/9/2010) Khu các làng dân tộc Việt Nam thuộc Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam được đưa vào vận hành khai thác. Với các công trình nhà ở, nhà cộng đồng, kiến trúc cảnh quan không gian văn hoá của 54 dân tộc anh em trên mảnh đất hình chữ S được hội tu về đây; Từ nhà rông, nhà sàn, nhà dài, nhà trình tường, nhà mồ, vườn tượng Tây Nguyên đến tháp Chăm, chùa Khmer, chùa Pháp Ấn... Mỗi công trình, ngôi nhà của cộng đồng cư dân được phục dựng, tái hiện luôn gắn với cảnh quan sân vườn, môi trường sinh thái là hình ảnh đa dạng, bản sắc của các nhóm tộc người. Mỗi Làng dân tộc là một bảo tàng nhỏ, cả khu các làng dân tộc là một bảo tàng lớn ngoài trời độc đáo có ý nghĩa sâu sắc về bảo tồn, phát huy đa dạng văn hoá của 54 dân tộc Việt Nam.

Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trở thành địa chỉ kết nối, giao lưu gắn kết các cộng đồng dân tộc ...
Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trở thành địa chỉ kết nối, giao lưu gắn kết các cộng đồng dân tộc ....

Để phát huy hiệu quả của Khu các làng dân tộc cần bảo tồn, khai thác tiềm năng, phát huy các giá trị văn hoá cả về văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể. Thực hiện quan điểm “để chủ thể văn hoá tự giới thiệu về mình” thông qua sinh hoạt cộng đồng, giới thiệu trang phục truyền thống, ẩm thực dân tộc, biểu diễn dân ca dân vũ, dân nhạc, tái hiện các lễ hội, tổ chức sự kiện... thu hút sự quan tâm của du khách. Để góp phần thổi hồn vào Khu các Làng dân tộc cần nghiên cứu xây dựng bản thuyết minh cho các đối tượng khách tham quan, xây dựng hồ sơ khoa học, nội dung những câu chuyện về ngôi nhà, chủ nhân, kiến trúc, vật dụng, cách bài trí (một số nhà dân tộc có trưng bầy hiện vật) phong tục tập quán sinh hoạt của mỗi dân tộc và sớm có hệ thống thuyết minh tự động đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu về nhiều mặt của du khách.

Qua những câu chuyện kể hoặc chứng kiến, trải nghiệm tại Khu các làng dân tộc Việt Nam du khách nhận ra những giá trị văn hoá, những yếu tố làm nên giá trị bản sắc văn hoá được xây dựng, hun đúc, trao truyền tiếp nối và phát triển qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Góp phần tôn vinh giá trị văn hoá dân tộc, tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, đồng thời tạo điều kiện để các địa phương gìn giữ, bảo tồn, phát huy và quảng bá hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam với du khách trong nước và quốc tế.

 

...Nơi giới thiệu, phát huy những nét đẹp văn hóa độc đáo của 54 dân tộc Việt Nam.
...nơi giới thiệu, phát huy những nét đẹp văn hóa độc đáo của 54 dân tộc Việt Nam.

Để vận hành, khai thác hiệu quả Khu các Làng dân tộc Việt Nam các hoạt động cần có chiều sâu, ấn tượng, đặc sắc hấp dẫn, đậm bản sắc dân tộc nhằm thu hút du khách, tạo điều kiện cho khách khám phá, tương tác, trải nghiệm. Đồng thời tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm du lịch và tăng cường các dịch vụ phục vụ có chất lượng. Coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực và công tác quảng bá truyền thông với nội dung và hình thức phong phú. Đặc biệt là tạo cơ chế và huy động các nguồn lực xã hội trong đầu tư xây dựng và tổ chức các hoạt động của Làng Văn hoá- Du lịch các dân tộc Việt Nam để “Ngôi nhà chung” thật sự là điểm đến hấp dẫn đối với du khách.

“Để đưa các Làng dân tộc vào hoạt động hiệu quả cần đảm bảo đồng bộ các yếu tố: Kiến trúc nhà ở, cảnh quan, các di sản văn hoá phi vật thể đặc trưng của từng dân tộc, có người của dân tộc, biết ngôn ngữ của dân tộc đó, có quà lưu niệm của từng dân tộc... Ban Quản lý cần căn cứ vào kế hoạch, lộ trình đầu tư xây dựng từng làng dân tộc để chuẩn bị đồng bộ các yếu tố trên khi đưa vào sử dụng” (Chỉ đạo của Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ngày 19/3/2008 về quản lý vận hành Khu các làng dân tộc Việt Nam)

 
Hằng Phương

 

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site