01:13 | 22/04/2020

10 năm chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020: Góp phần hình thành nhân tố mới, giá trị mới con người Việt Nam

(LV) - Văn hoá trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người; gắn kết mối quan hệ giữa văn hoá và xây dựng môi trường văn hoá với hình thành nhân cách.

Trong những năm qua, việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 đã thu được nhiều kết quả, tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện dân chủ ở cơ sở, ổn định chính trị, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã có chuyển biến tích cực, đạt kết quả quan trọng.

 

Những chương trình chung tay vì Biển đảo thân yêu được lan tỏa
Những chương trình chung tay vì Biển đảo thân yêu được lan tỏa.

Góp phần tạo không khí dân chủ

Văn hóa đã góp phần quan trọng tạo không khí dân chủ, dân trí được nâng cao, tính năng động sáng tạo, tính chủ động và tính tích cực xã hội của con người được phát huy, dân chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội được mở rộng, góp phần hình thành các nhân tố mới, giá trị mới của con người Việt Nam. Tư tưởng, đạo đức, lối sống, đời sống văn hóa của các tầng lớp nhân dân có nhiều chuyển biến quan trọng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được mở rộng và đi vào chiều sâu mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiều phong trào, cuộc vận động về văn hóa đạt kết quả tích cực, góp phần tạo môi trường văn hóa, bảo vệ và phát huy những giá trị nhân văn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra sôi động, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ đa dạng của công chúng. Sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng, tăng đáng kể về số lượng, chất lượng, đã và đang hình thành thị trường sản phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ. Xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng được mở rộng, góp phần đáng kể vào việc xây dựng các thiết chế văn hóa.

Nhận thức rõ hơn trong việc gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, quốc phòng - an ninh, đối ngoại với phát triển văn hóa và xây dựng con người. Vì thế, những năm gần đây, vai trò của văn hóa góp phần vào sự phát triển bền vững đã và đang được khẳng định.

Xây dựng con người, lối sống văn hoá

Trong những năm qua, đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác xây dựng đạo đức, lối sống được ban hành và triển khai thực hiện như: Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách xây dựng Đảng hiện nay; Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Ban Bí thư về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh…

Từ đó, nhiều giá trị, chuẩn mực văn hóa đã trở thành hiện thực trong đời sống, trở thành nề nếp, tạo ra những giá trị mới phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, góp phần thúc đẩy, vận động quần chúng nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy tính chủ động, tham gia tích cực trong việc xây dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam trong tình hình mới.

Phối hợp tổ chức các đợt phát động sáng tác tranh cổ động tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị; tổ chức thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025”.

Thông qua các phong trào, việc lồng ghép, triển khai các nội dung tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trong việc việc cưới, việc tang và lễ hội với các phong trào khác như: phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc, phong trào xây dựng gia đình nông dân sản xuất giỏi, xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; phối hợp xây dựng chương trình đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho nam, nữ thanh niên về trách nhiệm xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, nhằm góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức trách nhiệm cho thanh, thiếu niên về giáo dục, đạo đức, lối sống trong gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, có lòng yêu nước, có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Xây dựng đời sống văn hoá và môi trường văn hoá

Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả thiết thực của Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược phát triển văn hoá. Phong trào này tập trung triển khai ở các nội dung chủ yếu sau: Phát triển kinh tế, giúp nhau làm giàu chính đáng, xóa đói giảm nghèo; Xây dựng nếp sống văn minh - lành mạnh - tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội và các sinh hoạt xã hội khác; Xây dựng môi trường văn hóa sạch - đẹp - an toàn; Xây dựng thiết chế và hoạt động văn hóa thông tin - thể dục thể thao ở cơ sở.

 

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”. Qua đó, khuyến khích xây dựng lối sống, nếp sống, giải quyết các vấn đề liên quan đến phân công trách nhiệm giữa các Bộ, ngành cũng như cơ chế phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ với các tổ chức chính trị-xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng văn minh đô thị.

Qua thực hiện Phong trào, đời sống văn hoá ở cơ sở đã có bước phát triển, thu hút đông đảo quần chúng lao động tham gia hoạt động, sáng tạo và hưởng thụ văn hoá. Các hoạt động văn hoá dân gian truyền thống được phục hồi và tổ chức với sự hưởng ứng rộng rãi của nhân dân. Đời sống văn hoá ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa tuy còn thấp so với đô thị và đồng bằng nhưng đã có những cải thiện rõ rệt.

Sự phối hợp của các Bộ, ngành trong công tác chỉ đạo và phối hợp hoạt động thực hiện Chiến lược phát triển văn hoá. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa các nội dung giáo dục lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, giáo dục gia đình vào trường học dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn, thích hợp; đưa di sản văn hóa vào trường học, triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; triển khai Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025. Triển khai các Chương trình phối hợp trong xây dựng đạo đức, lối sống trong các lĩnh vực, địa bàn công tác có liên quan. Phát huy hiệu quả phối hợp giáo dục của 3 môi trường “gia đình - nhà trường - xã hội”.

Minh Vũ

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site