03:27 | 19/06/2020

Gìn giữ không gian Hồ Gươm

(LV) - Từ thế kỷ 19, các nhà Nho đã biến Hồ Gươm thành trung tâm của Hà Nội. Rồi người Pháp xây dựng các công trình kiến trúc, mở các con đường quanh Hồ Gươm. Đến nay, Di tích Đền Ngọc Sơn và khu vực Hồ Hoàn Kiếm đã được xếp hạng Quốc gia đặc biệt. Vì vậy, vẻ đẹp cảnh quan của Hồ Gươm cần được gìn giữ, không cần thiết xây dựng thêm các công trình khác, phá vỡ cảnh quan, phá vỡ quy hoạch.

Nếu đứng trên nóc một tòa nhà cao tầng gần Hồ Gươm, ta sẽ thấy Hồ Gươm lọt thỏm giữa các khối kiến trúc của các công sở, khách sạn, nhà hàng, nhà dân. Không gian Hồ Gươm so với những năm trước 1995 – khi Việt Nam chưa mở cửa phát triển kinh tế khác nhau rất xa. Khi kinh tế phát triển, nhiều cơ quan ven hồ, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đều muốn giành quyền sử dụng những mảnh đất vàng, sở hữu những tòa nhà ven Hồ Gươm.

 

Cầu Thê Húc vào Đền Ngọc Sơn
Cầu Thê Húc vào Đền Ngọc Sơn.

Quy hoạch để khoanh vùng khu vực 2 của di tích Đền Ngọc Sơn và khu vực Hồ Hoàn Kiếm được xây dựng và phê duyệt năm 2013. Theo đó, tổng diện tích khu vực 2 của Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Ngọc Sơn và khu vực Hồ Hoàn Kiếm là 34.284,6m2. Tức là chưa được 3,5ha. Nếu trong tổng số 3,5 ha này, trừ đi các công trình xây dựng đã có, hay những con đường giao thông, những vườn hoa thì khoảng không gian còn lại rất ít ỏi. Khoảng không gian này đã chật, không nên “nhồi” thêm các công trình kiến trúc khác vào nữa, dù với lý do xây dựng công trình văn hóa.

Cuối năm 2014, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai kế hoạch xây dựng Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm. Dù có nhiều ý kiến không đồng thuận nhưng công trình vẫn được xây dựng. Thế nhưng, sau khi hoàn thành, công trình không có những hoạt động văn hóa đáng kể. Thay vào đó là việc cho thuê kinh doanh ăn uống, café, bán vé máy bay…

 

Hồ Hoàn Kiếm với tháp rùa soi bóng luôn là biểu tượng linh thiêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến
Hồ Hoàn Kiếm với tháp rùa soi bóng luôn là biểu tượng linh thiêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Mới đây, UBND quận Hoàn Kiếm tiếp tục tổ chức Lễ phát động cuộc thi Thiết kế Công trình Cột mốc Km 0 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng, cải tạo chỉnh trang khu vực xung quanh Hồ Hoàn Kiếm vào ngày 3/6/2020. Xét về ý nghĩa văn hóa, việc chọn một công trình kiến trúc để làm biểu tượng Cột km số 0 của một quốc gia là ý tưởng hay. Tuy nhiên, những công trình kiến trúc này đều được quy hoạch hài hòa với cảnh quan xung quanh. Vì thế trong một không gian chật hẹp như Hồ Gươm, việc đưa thêm một công trình văn hóa – có ý nghĩa đi chăng nữa cũng cần được tính toán hết sức chặt chẽ và nên đưa ra lấy ý kiến rộng rãi.

 

Không gian xung quanh Hồ Gươm được quy hoạch chi tiết
Không gian xung quanh Hồ Gươm được quy hoạch chi tiết không làm ảnh hưởng đến không gian Hồ Gươm.

Hồ Gươm, không gian Hồ Gươm linh thiêng đã trở thành biểu tượng văn hóa đẹp của đất nước. Việc gìn giữ không gian cảnh quan Hồ Gươm là rất cần thiết. Và khi tiến hành lập dự án đều phải có ý kiến của Bộ VHTTDL. Nếu cứ buộc Hồ Gươm phải gánh thêm một biểu tượng Cột Km 0 nữa cho đất nước thì tại sao không lát gạch, hay một chất liệu bền vững, an toàn nào đó trên một vị trí thuận lợi giao thông để người ta thi nhau đến đó mà chụp ảnh?

Từ Khôi

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site