08:19 | 18/02/2014

Bàn về “Di sản văn hóa con người”

(LV) - Khái niệm di sản văn hóa được nhìn nhận gồm di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, các hiện vật lịch sử và các giá trị văn hóa phi vật thể. Xin được bàn góp thêm một khái niệm mới “Di sản văn hóa con người”.


“Di sản văn hóa con người” là những giá trị mà con người đã tạo ra trong quá trình chinh phục, làm chủ tự nhiên và quá trình lao động xã hội để hoàn thiện mình và nâng cao chất lượng cuộc sống qua từng thời kỳ, những giá trị đó được truyền đời và hoàn chỉnh qua từng thế hệ. “Di sản văn hóa con người” bao gồm: Văn minh nhân loại, sự kế thừa, phép ứng xử.

Về văn minh nhân loại

Sự phát triển thể chất: Thể chất là nơi chứa đựng trí tuệ của con người. Một người muốn phát triển trước hết phải có sức khỏe, từ trong bào thai phải được hình thành trọn vẹn; ra đời phát triển bình thường đủ sức lực để sống và hoạt động trong suốt cuộc đời. Không thể có tiềm năng để sáng tạo trong một cơ thể ốm yếu, quặt quẹo, bệnh tật dày vò…

Thể chất đó cần được tôi rèn để nuôi dưỡng, tích lũy trí lực, nếu không tôi rèn trí lực thì cơ thể khỏe mạnh cũng chỉ là một thứ công cụ để giải quyết nhiệm vụ cơ bắp.

 


Phát triển trí lực: Trí lực phải nói đến trình độ học vấn và kỹ năng thực hành. Trình độ học vấn bao gồm: Kiến thức văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kiến thức xã hội tổng hợp…

Bàn về “Di sản văn hóa con người” có rất nhiều tiêu chí, nhưng tựu chung lại ba tiêu chí mang tính chủ đạo: Văn minh nhân loại, kế thừa và phép ứng xử là những tiêu chí cơ bản để đánh giá về một con người hoàn thiện. 

Kỹ năng thực hành bao gồm khả năng giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trên từng lĩnh vực công việc, không những giải quyết tốt công việc mà phải giải quyết một cách sáng tạo, linh hoạt hiệu quả.

Phát triển tài năng: Phát triển tài năng là một yêu cầu cao của con người hoàn thiện; đòi hỏi con người phải đào sâu tư duy, tìm tòi sáng tạo, mang đến những cái mới cho nhân loại, tiến tới những phát minh sáng chế. Để làm được điều đó, đòi hỏi con người phải thu thập tích lũy kiến thức của nhân loại, tổng hợp phân tích để tạo ra những ý tưởng mới, trí thức mới cho kho tàng tri thức của nhân loại.

Thực tế cho thấy, trải qua hàng chục triệu năm, con người từng bước chinh phục tự nhiên, làm chủ cuộc sống của mình, biết bao phát minh sáng chế phục vụ cho cuộc sống của con người đã được sáng tạo và đưa vào cuộc sống. Nếu không có những con người say mê sáng tạo, đào sâu suy nghĩ thì mấy chục triệu năm qua con người vẫn đang là buổi sơ khai.

Sự kế thừa

Con người hoàn thiện khác con người sơ khai ở điểm kế thừa. Kế thừa là sự nối tiếp những thành quả của thế hệ trước để lại phù hợp với đương thời.

Sự kế thừa nòi giống: Nếu các bậc hiền tài không có ý thức kế thừa và duy trì nòi giống thì hôm nay liệu chúng ta có hiện hữu giữa cuộc đời? Do vậy, việc duy trì giống nòicho mai sau là trách nhiệm của mỗi người hôm nay. Trách nhiệm để lại cho hậu thế những tinh túy của giống nòi từ buổi Hùng Vương trị quốc kết hợp với tinh hoa nòi giống của nhân loại nhằm tạo cho người Việt Nam một thể chất đủ để gánh chức năng lao động sáng tạo, mạnh mẽ trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Trên thế giới đang có xu hướng, một số giới trẻ muốn trốn tránh trách nhiệm lập gia đình, từ chối việc sinh con duy trì nòi giống. Mặt khác do nhiều yếu tố khách quan dẫn đến nhiều trường hợp vô sinh… Do đó, nguy cơ nòi giống bị mai một là vấn đề hiện hữu. Việc duy trì và kế thừa nòi giống trở thành trách nhiệm của mọi người.

Kế thừa nền văn hóa dân tộc: Nền văn hóa dân tộc gồm những thành tựu về kinh tế, các công trình kiến trúc, truyền thống và các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật…con người hoàn thiện phải biết kế thừa những giá trị đó. Ngày nay, việc kế thừa còn bao gồm cả việc tiếp thu những tinh hoa của nhân loại bằng việc tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo những giá trị văn hóa của nhân loại.

 

Phép ứng xử

Con người hoàn thiện biết lợi dụng xã hội để nâng cao hiệu quả của các lao động xã hội nhằm mang lại lợi ích cho bản thân và cả cộng đồng. Để làm được việc đó với mỗi con người, phép ứng xử là điều kiện tiên quyết để con người làm chủ xã hội.

Ứng xử với thiên nhiên: Con người càng phát triển, thiên nhiên càng trở nên chật trội, “ốm yếu và nổi giận” mà nguyên nhân là do chính con người gây ra… Bởi vậy, bảo vệ môi trường là ứng xử đầu tiên của con người trong phép ứng xử.

Ứng xử giữa con người với con người: Ngay từ thời nguyên thủy, con người sống bầy đàn cũng đã có mối quan hệ cộng đồng. Tuy nhiên, phép ứng xử chỉ đơn giản là việc tìm thức ăn và quan hệ tình dục để bảo tồn nòi giống. Con người hoàn thiện có hàng trăm mối quan hệ trong cuộc sống. Do vậy họ cần phải có khoa học ứng xử.

Những cuộc chiến tranh xảy ra trên thế giới; những mối ngoại giao thân thiện đều là những cách ứng xử giữa các quốc gia. Do đó, giữa các địa phương, cơ quan đơn vị, gia đình và mỗi con người, phép ứng xử cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Con người hoàn thiện biết chọn lọc phép ứng xử để mang lại lợi ích cho bản thân và cả cộng đồng.

Ứng xử với công việc: Con người hoàn thiện có thái độ văn minh với lao động xã hội, thành quả của lao động là thước đo, để đánh giá phẩm chất của mỗi người. Do đó, thái độ ứng xử với lao động bao gồm: Trách nhiệm với công việc, ý thức chủ động sáng tạo trong lao động, thành quả của lao động chính là thái độ ứng xử của con người hoàn thiện với lao động.

Hồ Quang Sơn
Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site