08:19 | 03/06/2014

Nhận thức mới về văn hoá và câu chuyện xây dựng nhà hát

(LV) - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch khẳng định, không có chuyện đầu tư 10.000 tỉ đồng để xây dựng nhà hát. Nếu không có Quy hoạch sớm, rất có thể, một thời điểm nào đó, sẽ không còn quỹ đất cho các công trình văn hoá.

>>> Văn hóa và mùa xuân 

>>> Không chấp nhận “hữu nghị viển vông” và “hoà bình lệ thuộc” 

>>> Ứng xử đúng với di sản là tri ân công đức của tiền nhân 

>>> Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam là góp phần nâng cao vị thế Quốc gia 

1. Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) vừa kết thúc cách đây không lâu. Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ: Phải tiếp tục kế thừa, bổ sung và phát triển những quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa đã được nêu trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII; đồng thời nhấn mạnh tư tưởng: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực và nguồn lực nội sinh quan trọng cho phát triển bền vững đất nước; văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội…

Rõ ràng, ở đây đã có một nhận thức mới về vai trò, vị trí của văn hoá - “văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Điều này là hết sức quan trọng! Bởi soi vào lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, điều làm nên sức mạnh để chiến thắng kẻ thù xâm lược, chính là văn hoá!

Văn hoá được coi là sức mạnh mềm! Làm văn hoá, không chỉ là cho hôm nay mà còn để trao truyền cho muôn đời sau (trong ảnh là tiết mục nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 100 năm Nhà hát Lớn Hà Nội)
Văn hoá được coi là sức mạnh mềm! Làm văn hoá, không chỉ là cho hôm nay mà còn để trao truyền cho muôn đời sau (trong ảnh là tiết mục nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 100 năm Nhà hát Lớn Hà Nội).

2. Cũng cần nhấn mạnh rằng, việc nhắc lại kết quả Hội nghị Trung ương 9 để một lần nữa tái khẳng định vai trò của văn hoá trong mối quan hệ với chính trị, kinh tế. Từ nhận thức đó, trở lại với câu chuyện đang gây xôn xao dư luận trong loạt bài “10.000 tỉ đồng xây nhà hát” được đăng tải trên các báo: Đất Việt, Lao Động… mới đây. Ở đây cũng cần nói thêm, phản biện là một trong những chức năng quan trọng của báo chí. Tuy nhiên, phải hết sức khách quan và thể hiện cái nhìn toàn diện về một vấn đề nào đó, nhất là đối với những vấn đề mang tính chiến lược.

Trước hết, xin khẳng định, thời điểm này, Bộ VHTTDL không đưa ra Đề án nào đề cập nội dung “10.000 tỉ đồng xây nhà hát” ngoại trừ Đề án “Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hoá (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012 - 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước đó (Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09/01/2013) với tổng số vốn dự kiến đầu tư cho cả 3 lĩnh vực: Nghệ thuật biểu diễn, Điện ảnh; Triển lãm trong giai đoạn 2012-2020 là 10.800 tỉ đồng. Như vậy không thể có chuyện “10.000 tỉ đồng xây nhà hát” như một số bài báo đã nêu. Đó là chưa kể đến, trong tổng mức đầu tư nêu trên, ngân sách nhà nước chỉ chiếm 60,2%, tương đương 6.500 tỉ đồng.

“Ngành Văn hoá muốn đóng góp thực sự cho đất nước thì làm thế nào để có được nhiều tác phẩm, chương trình nghệ thuật có chất lượng cao, các nhà hát luôn chật người đến xem” (dẫn lời tác giả Lê Thanh Phong - Báo Lao động). Vâng. Đó chính là mục tiêu hướng đến của những người làm văn hoá. Và việc thực hiện từng bước cụ thể hoá các Nghị quyết của Đảng, Chiến lược, Đề án… của Chính phủ chính là nhằm thực hiện mục tiêu đó. Sẽ không thể có một nền văn hoá phát triển toàn diện nếu không có những chiến lược, quy hoạch được thực hiện đồng bộ.

Hiện tại, cùng với việc sáng tác các tác phẩm có giá trị nghệ thuật (đang được Bộ VHTTDL triển khai theo Quyết định số 844/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thi sáng tác các tác phẩm có giá trị nghệ thuật giai đoạn 1930-1975, dự kiến công bố kết quả vào dịp 19/5/2015); Nâng cấp, xây mới các công trình văn hoá theo Quyết định số 88/QĐ-TTg…; Bộ VHTTDL cũng đang xin ý kiến đóng góp vào Dự thảo “Quy hoạch tổng thể phát triển nghệ thuật biểu diễn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

Quy hoạch này chính là một bước cụ thể hóa Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, nhấn mạnh đến những hạn chế và giải pháp khắc phục trong sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật nói riêng để từng bước thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng, trong đó nghệ thuật biểu diễn có vị trí quan trọng, vừa là phương tiện biểu đạt, vừa là thành tố tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam; góp phần thúc đẩy nghệ thuật biểu diễn Việt Nam phát triển.

Nguyên Vũ

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site