08:19 | 02/09/2014

Kỷ niệm 45 năm ngày Bác Hồ đi xa: Cái gốc của nhạc là không có tiếng khóc

(LV) - Mỗi năm đến dịp mùa thu Tháng Tám và Quốc khánh mùng 2 tháng 9 chúng ta lại nhớ đến Bác Hồ nhiều hơn cả. Có lẽ sẽ không bao giờ nữa dân tộc Việt Nam còn có một vị lãnh tụ kính yêu, cha già dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới như Chủ tịch Hồ Chí Minh.

>>> Làng Việt với sức sống của dân tộc 

>>> Ngày của văn hóa lối sống Việt 

Người xuất hiện một lần để chấm dứt vĩnh viễn lịch sử nô lệ và phụ thuộc hàng nghìn năm của nước Việt; và sau đó thành chòm sao Bắc Đẩu soi sáng mãi mãi con đường chúng ta đi: Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, dân chủ, độc lập, tự do, hạnh phúc trong xã hội XHCN.

Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới công nhận là danh nhân văn hóa? Có lẽ điều này ngoài việc Hồ Chí Minh là một nhà thơ còn có một ý nghĩa bao trùm là văn hóa với Hồ Chí Minh là văn hóa dân tộc, hay như sau này chúng ta gọi là nền văn hóa tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.

Muốn có văn hóa phải có độc lập. Độc lập rồi phải giải quyết nạn đói. 90% dân Việt Nam theo Chính phủ Cụ Hồ vì được ăn no, mặc ấm. No bụng tạm thời rồi ngày 18/9/1946 Hồ Chủ tịch kêu gọi chống nạn thất học, diệt giặc dốt. Xin đừng quên 90% dân số Việt Nam thời đó mù chữ, là nông dân bị địa chủ, phong kiến, thực dân - 3 tầng áp bức. Ngay sau lời kêu gọi của Bác Hồ, cả nước đã mở được 75.000 lớp học bình dân, huy động 95.000 giáo viên là những người biết chữ và xóa mù chữ cho 2,5 triệu người.

Bác Hồ nói văn hóa phải đưa nhân dân lên trình độ cao. Muốn vậy phải có cơ sở là văn hóa dân tộc, vừa dân tộc vừa hiện đại, vừa khoa học vừa đại chúng. Sinh thời Người đã trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Đảng Cộng sản Đức: “Nguyễn Du là một nhà thơ cổ điển của chúng tôi… Có những ngọn suối tiến bộ chảy từ ngọn nguồn cổ điển. Càng thấm nhuần Chủ nghĩa Mác - Lênin, càng phải coi trọng truyền thống tốt đẹp của cha ông”.

Bác Hồ sống ở quê Làng Sen - Nghệ An không nhiều. Nhưng trước lúc đi xa, ước nguyện cuối cùng của “ông già” 79 tuổi là được nghe lần cuối câu hát ví dặm xứ Nghệ. Không phải lỗi của cô gái phục vụ giấy phút ấy không biết hát dân ca Nghệ Tĩnh. Cô đã hát cho bác nghe bài “Người ơi, người ở đừng về”, dân ca quan họ Bắc Ninh. Một giây phút ngẫu nhiên của lịch sử nhưng lại là bài học vô giá của chúng ta về giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh gốc văn hóa là dân tộc. Các nghệ sĩ thường vào hát dân ca cho Bác nghe. Có lần xem chèo Bác đã nhắc: “Chèo thì phải cho ra chèo”. Danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh là ở chỗ Người hiểu biết nhiều các lĩnh vực văn hóa dân tộc. Như Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi đã viết: “Cái gốc của nhạc là sao cho trong các thôn cùng xóm vắng không có tiếng khóc…”.

Nhà báo Trần Đức Chính

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site