08:19 | 26/05/2015

Ranh giới của “Ngôn tình”

(LV) - Công tác xuất bản sách, truyện nếu như không được kiểm soát tốt, không được quản lý chặt chẽ, sự biến tướng của các thể loại truyện ngôn tình sẽ là ẩn họa khôn lường đối với xã hội.

>>> Bác Hồ với việc xây dựng con người mới

>>> Xây dựng văn hóa, con người Việt Nam: Cần bắt đầu từ những “tế bào” nhỏ 

Những ngày gần đây, đặc biệt là sau “tiếng còi” của Cục Xuất bản (Bộ Thông tin - Truyền thông), những xôn xao ầm ỹ về vấn đề nên hay không nên, cấm hay không cấm, có cấm được không sự phát triển mạnh như một căn bệnh lây lan của thể loại “truyện ngôn tình” có xuất xứ từ Trung Quốc, đang được biên dịch và xuất bản tràn lan hiện nay. Một điều đáng nói là thể loại này lại đang rất “ăn khách”, đặc biệt là những độc giả trẻ.

Ngôn tình và dâm thư - đâu là ranh giới.

Chỉ cần lướt qua vài tiêu đề sách, vài trang sướt mướt là có thể dễ dàng thấy được bản chất của những cuốn truyện ngôn tình hiện nay đang bày bán nhan nhản trên các kệ sách. Một thể loại ấn phẩm với những ngôn từ hoa mỹ, những câu truyện tình yêu lãng mạn và những nhân vật hoàn hảo, đẹp đẽ... Những câu chuyện tình yêu kiểu “tài tử giai nhân” mộng mị và mê hoặc. Những câu chuyện chỉ có thể tìm thấy trong trí tưởng tượng của con người!

Nếu chỉ có những lời văn đẹp và những câu chuyện tình lãng mạn, ướt át thì có lẽ sẽ không có gì để nói và cũng sẽ không có “tiếng còi” của Cục Xuất bản vừa cất lên để tạm ngừng xuất bản thể loại truyện này. Trên thực tế, những câu chuyện tình mộng mị đang thu hút giới trẻ bằng những chiêu trò gợi mở “rẻ tiền” về những cuộc tình lãng mạn khiến những đối tượng độc giả vốn đang ở lứa tuổi rất tò mò bị cuốn hút, thậm chí là “nghiện”. Chỉ đến khi hồi tỉnh lại, người ta mới nhận thấy những mối tình ấy không khác gì những mối tình trong các tiểu thuyết rẻ tiền đã có thời được coi là tiểu thuyết “ba xu” với những logic lặp đi lặp lại, truyện nào cũng như truyện nào mà chỉ cần đọc qua vài trang là có thể đoán được cái kết của câu truyện.

Ngoài những câu từ bay bổng, lãng mạn thì câu chuyện thực ra chả có gì hấp dẫn. Để “giữ chân” độc giả và tăng phần hấp dẫn cho thể loại này, những người viết đã thêm thắt nhiều nội dung mang đậm chất “dâm thư” khi miêu tả khá nhiều những pha “ướt át” bằng từ ngữ thô tục, đậm chất “sex” vào nội dung câu chuyện. Sự nhạt nhẽo, nhảm nhí càng nhiều thì độ dung tục và chất “dâm thư” lại càng tăng trong những ấn phẩm này. Đây quả là một vấn đề hết sức nguy hiểm và sẽ để lại hậu quả khó lường đối với thế hệ trẻ.

Truyện ngôn tình trên mạng internet đang là vấn đề làm
Truyện ngôn tình trên mạng internet đang là vấn đề làm "đau đầu" nhà quản lý (ảnh chụp màn hình một trang mạng).

Còn nhớ cách đây chưa lâu, cơn lũ truyện tranh Manga có xuất xứ từ Nhật Bản xâm chiếm các kệ sách trong nước. Những cuốn truyện tranh với hình vẽ đẹp, lời lẽ vui nhộn, trẻ trung đã hấp dẫn không chỉ các em nhỏ mà thậm chí cả đối tượng lớn tuổi cũng tìm đọc như một hình thức giải trí, vui vẻ, nhẹ nhàng. Ấy vậy nhưng, những biến tướng của truyện Manga với những hình vẽ như “lộ hàng” và lời lẽ cục cằn, thô tục cũng tràn theo cơn lũ Manga ấy đến với độc giả và để lại những hậu quả khó lường.

Công tác xuất bản sách, truyện nếu như không được kiểm soát tốt, không được quản lý chặt chẽ, sự biến tướng của các thể loại này sẽ là ẩn họa khôn lường đối với xã hội. Điều đặc biệt khó là những sự biến tướng ấy là chỉ là vấn đề câu chữ, một vấn đề rất nhạy cảm và khó kiểm soát bởi tính linh hoạt của nó. Chỉ biết rằng, những tác hại của nó là không thể đong đếm được, đặc biệt khi đối tượng độc giả của nó lại là thế hệ trẻ - tương lai của đất nước.

Cấm nhưng vẫn khó quản lý

Dù Cục Xuất bản đã “tuýt còi” truyện “Ngôn tình” nhưng sự lây lan của thể loại truyện nhạy cảm này vẫn không thể kiểm soát bởi sự nở rộ của những trang mạng xã hội, các thư viện online đang ở tình trạng không thể ngăn chặn được. Chỉ cần lên mạng Google rồi gõ cụm từ “ngôn tình” vào ô tìm kiếm thì sẽ thấy mức độ phổ biến của thể loại này gấp rất nhiều lần trên những kệ sách mà cơ quan quản lý đã “tuýt còi”. Thậm chí, số lượng truyện và mức độ nhảm, nhạt và cả những lời lẽ như “dâm thư” của cũng xuất hiện một cách tràn lan hơn nhiều lần. Đơn giản vì các trang mạng này chưa bị kiểm soát, khó kiểm soát hơn nhiều so với những kệ sách, nhà sách hay các nhà xuất bản.

Thiết nghĩ quản lý thể loại truyện “nhạy cảm” này không thể chỉ dừng lại ở việc “tuýt còi” mà còn cần phải làm mạnh tay hơn, triệt để hơn, để “tiếng còi” này sẽ là ranh giới cuối cùng cho thể loại sách truyện này. Có vậy thì mới mong “cơn lũ ngôn tình biến tướng” không tràn qua và tàn phá xã hội, tàn phá thế hệ trẻ bằng những ngôn từ dung tục.

Thu Thuỷ
Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site