08:19 | 10/05/2016

Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá các dân tộc thiểu số:

Mỗi nghệ nhân, già làng là một hạt nhân

(LV) - Văn hoá các dân tộc thiểu số là tài sản quý giá góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng mà thống nhất của nền văn hoá Việt Nam. Giữ gìn và phát huy văn hoá truyền thống các dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chính trị xã hội to lớn nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ “bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số”…

>>> Hội tụ và lan tỏa Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại “Ngôi nhà chung” 

>>> Tăng cường vai trò của người có uy tín đối với công tác dân tộc trong vùng dân tộc thiểu số 

Văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số rất phong phú, đa dạng và giàu bản sắc nhưng chưa được bảo tồn, phát huy đúng mức và đang đứng trước nguy cơ bị phai nhạt, mất dần bản sắc văn hoá tộc người, cá biệt có dân tộc đã không còn tồn tại mô hình cư trú, làng bản truyền thống… Mặt trái của kinh tế thị trường và quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng cũng có sự tác động làm biến đổi giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc. Trong bối cảnh đó, vị trí, vai trò trách nhiệm của văn nghệ sỹ, nghệ nhân các dân tộc thiểu số trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, sáng tạo nhiều giá trị văn hóa mới, nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng là hết sức quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của nhân dân và góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nâng cao nhận thức về di sản văn hoá

Trước sự phát triển ồ ạt, rộng khắp của thông tin, truyền thông, chưa bao giờ trong suốt hành trình dài của lịch sử, di sản văn hoá dân tộc thiểu số ở nước ta bị thách thức như hiện nay. Sự phát triển giao thông, mở rộng hội nhập quốc tế, sự phát triển mạng lưới điện, các công nghệ giải trí, sự di chuyển đi làm ăn ở xa cũng góp phần làm cho con người tại các làng bản phân tâm, rời khỏi không gian văn hoá cổ truyền cố hữu như trước kia. Tình trạng “ngợp” trước quá nhiều yếu tố văn hoá cũng là điều dễ hiểu. Sự mở cửa, hội nhập để phát triển là tất yếu, nhưng kèm theo nó là sự thử thách cam go đối với văn hoá dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số. Ông Cao Chư (Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi) cho rằng: “Định hướng xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã được Đảng ta nêu ra và kiên trì thực hiện. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số, mọi lời giải đều phải quy về vấn đề nhận thức, mà ở đây gồm cả nhà nghiên cứu, nhà quản lý và cả cộng đồng”.

Cũng theo ông Cao Chư, nhà nghiên cứu phải là người đi tiên phong, kịp thời trong việc nhận diện di sản và giá trị của nó, sau đó phổ biến rộng rãi vào cộng đồng, để cộng đồng nhận thức lại cái di sản mình có. Còn đối với nhà lãnh đạo, quản lý “nhận thức ở đây có thể không chuyên sâu như nhà nghiên cứu nhưng phải quán triệt hai điều căn cốt: Một là, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc thiểu số là trách nhiệm mình phải làm tròn; Hai là, di sản ấy có vai trò rất quan trọng trong tổng thể văn hoá dân tộc”.

Vai trò của nhà nghiên cứu, nhà quản lý là hết sức quan trọng, nhưng cũng phải nhấn mạnh vai trò của cộng đồng mới mang tính quyết định sự tồn tại của di sản văn hoá, bởi chính cộng đồng mới là chủ nhân của di sản. Di sản đó có tồn tại hay không phụ thuộc vào cộng đồng. Do vậy, nhận thức của nhà quản lý và nhà nghiên cứu đều phải hướng đến cộng đồng, biến nhận thức của mình trở thành nhận thức chung của cộng đồng và biến thành hành động thực tế thì mới mang lại kết quả. “Tuy nhiên, sự tăng cường nhận thức đối với đồng bào dân tộc thiểu số phải bằng những cách thức phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng nơi, từng lúc”, ông Cao Chư nhấn mạnh.

Già làng, trưởng bản và các nghệ nhân phải là nòng cốt

Từ nhận thức, với sự tăng cường lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, vai trò trách nhiệm điều hành triển khai nhiệm vụ cụ thể của các cấp chính quyền cũng như việc phát huy sự chủ động, tích cực của các đoàn thể, các tầng lớp nhân dân, ông Đào Ngọc Lượng - Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Điện Biên cho rằng, cần phát huy vai trò của già làng, trưởng bản và cả vai trò của thầy cúng. “Đây là lực lượng nòng cốt trong việc duy trì, gìn giữ, trao truyền phong tục tập quán và các yếu tố văn hoá truyền thống của dân tộc…, cần động viên, khích lệ họ tiếp tục trao truyền những giá trị tốt đẹp cho thế hệ trẻ”, ông Đào Ngọc Lượng khẳng định.

Những nghệ nhân, già làng, trưởng bản là người nắm giữ và trao truyền di sản văn hoá trực tiếp trong cộng đồng dân tộc
Những nghệ nhân, già làng, trưởng bản là người nắm giữ và trao truyền di sản văn hoá trực tiếp trong cộng đồng dân tộc. Ảnh: Thu Loan

Những nghệ nhân, già làng, trưởng bản là người nắm giữ và trao truyền di sản văn hoá trực tiếp trong cộng đồng dân tộc. Họ giữ vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản, là lực lượng nòng cốt trong việc cùng cộng đồng sáng tạo những giá trị mới về văn hoá trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc văn hoá truyền thống của dân tộc mình và văn hoá các dân tộc anh em phù hợp để làm giàu cho văn hoá từng dân tộc.

Bằng những kinh nghiệm và hiểu biết của mình, các nghệ nhân, già làng, trưởng bản cũng chính là những hạt nhân trong việc tiếp tục đẩy lùi và tiến tới xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh, tiến bộ ở vùng dân tộc thiểu số, đóng góp thiết thực vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng; xây dựng lòng tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước…

Hội nghị gặp mặt giao lưu các văn nghệ sĩ, người dân tộc thiểu số được phong tặng Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ nhân ưu tú và Hội thảo về giải pháp trong sưu tầm, bảo tồn phát huy di sản văn hóa, văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số năm 2016 được Bộ VHTTDL tổ chức vừa qua với sự tham gia của hơn 100 văn nghệ sĩ, từ các vùng miền Tổ quốc. Trong khuôn khổ Hội nghị - Hội thảo, các đại biểu đã tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh và Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh; tham quan và giao lưu tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
 

Song Nguyên
Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site