09:57 | 28/12/2017

Tráng sĩ vỉ ruồi

(LV) - Nhà thơ Vũ Quần Phương vừa có bài thơ ngắn về “rạp Tuồng”, tức Nhà hát Tuồng Việt Nam (rạp Hồng Hà, ở 51A phố Đường Thành, Hà Nội). Thơ rằng: “Võng lọng vàng son mòn rách cả/ Đường Thành, Ngõ Trạm lá me rơi/ Võ Tòng đả hổ thôi không diễn/ Tráng sĩ ngồi đan vỉ đập ruồi”.

>>> Gió thổi cờ bay

Đọc xong phì cười, nhưng nỗi buồn ập ngay đến khiến ta thấy cám cảnh cho văn hóa dân tộc. Giải thích vì sao cũng không khó. Đơn giản nhất là đổ tại cho xu thế văn hóa hiện đại, đặc biệt là các chương trình truyền hình đã “cướp khách”, văn hóa dân tộc cổ truyền đã trở nên lỗi thời, không phù hợp với nhu cầu, thưởng thức văn hóa của đại đa số nhân dân ta, nhất là giới trẻ. Đó là một thực tế khi mà không chỉ Nhà hát Tuồng mà các Nhà hát Chèo, Cải lương, kể cả kịch nói, nhạc giao hưởng - hợp xướng và các loại hình biểu diễn đã có truyền thống lâu đời ở nước ta.

Loại hình sân khấu đang dần bị lấn át bởi các chương trình truyền hình
Loại hình sân khấu đang dần bị lấn át bởi các chương trình truyền hình.

Đêm biểu diễn Piano kỷ niệm NSND Thái Thị Liên tròn 100 tuổi vừa qua với các NSND bà con như Trần Thu Hà, Đặng Thái Sơn cũng chỉ giới hạn trong khuôn khổ Nhạc viện và khoa Piano…

Nhiều vở diễn thường xuyên
Nhiều vở diễn thường xuyên "vắng" khán giả.

Về góc độ kinh tế mà nói, nhà hát không sáng đèn thì nghệ sĩ coi như về hưu chưa lĩnh sổ hưu trí. Lương cơ bản do ngành Văn hóa “nuôi” chắc cũng chỉ đủ… “rau cháo qua ngày”. Nhưng cái mất lớn hơn là các thế hệ mới và cả sau này sẽ quên dần văn hóa dân tộc, các loại hình văn hóa truyền thống và chưa một ai hay các cơ quan có thẩm quyền có sự quan tâm thích đáng để bảo tồn và phát huy các vốn quý nghệ thuật dân gian.

Khó khăn của các đoàn nghệ thuật truyền thống trong việc
Khó khăn của các đoàn nghệ thuật truyền thống trong việc "sáng đèn" thường xuyên.

Mặt khác, nếu cực đoan cứ cố gắng cho các rạp hát tối tối sáng đèn thì cũng chưa phải là cứu cánh cho sân khấu truyền thống. Người Việt ngày nay ngày nào cũng ngồi quán giải khát, quán nhậu. Chỉ một cốc trà đá và cái điện thoại thông minh là giới trẻ có thể ngồi cả buổi. Nhưng mua vé đi xem rạp chắc chẳng có mấy.

Tiết mục biểu diễn của Nhà hát Tuồng Việt Nam tại
Tiết mục biểu diễn của Nhà hát Tuồng Việt Nam tại "Ngôi nhà chung".

Lỗi của dân - khán giả hay nhà tổ chức văn hóa? Câu hỏi này không dễ trả lời ngay cho thấu đáo. Trên tivi vừa có nêu chuyện tắc đường ở Hà Nội với ví dụ: Để chống ùn tắc giao thông, Thành phố đầu tư làm thêm đường trên cao. Nhưng đường sắt trên cao ì ạch cả chục năm chưa xong. Thế là tiến độ thi công chậm đã cản trở giao thông! Chuyện đó nghe có lý. Nhưng chưa ai có lý lẽ gì để biện minh cho chuyện sân khấu dân tộc, cả truyền thống lẫn hiện đại cứ tối đèn hoài. Biết bao cuộc hội họp từ Trung ương đến các ngành, các cấp (dày đặc hàng ngày) nhưng chưa ai bàn đến chuyện này. Sân khấu tối đèn “Tráng sĩ” đan vỉ ruồi là biểu tượng văn hóa cổ truyền hay sao?

Nhà báo Trần Đức Chính


Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site