00:06 | 23/05/2018

Một câu hỏi lớn

(LV) - Ngày nay, trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã vun đắp, dựng xây được một đất nước “Đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” (Lời Hồ Chủ tịch) - Một đất nước có nền văn hiến lâu đời và một di sản văn hóa đồ sộ trải dài khắp các làng xã, thôn bản, đô thị, vùng miền.

>>> Kinh doanh tâm linh

Nói đến di sản văn hóa, kể cả di sản văn hóa vật thể lẫn di sản phi vật thể, một vấn đề đang đặt ra là bảo tồn và phát huy các giá trị vật chất và tinh thần ấy trong một nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghe thì có vẻ quan trọng và trang nghiêm, nhưng để có được như vậy phải tốn nhiều công sức, tiền của và sự tận tâm của các ngành - đặc biệt là du lịch.

Phố cổ Hội An vẫn giữ được những nét đẹp cổ xưa trầm mặc rêu phong trong từng mái ngói, viên gạch, hàng cây
Phố cổ Hội An vẫn giữ được những nét đẹp cổ xưa trầm mặc rêu phong trong từng mái ngói, viên gạch, hàng cây.
 

Có người nghĩ đơn giản rằng, bảo tồn và duy trì di sản văn hóa đã có các cơ quan chuyên ngành. Nhưng theo chúng tôi, nếu không có sự hợp sức của toàn dân chắc chắn sẽ không làm nổi. Ngoài các bảo tàng, thư viện, lưu trữ để giữ gìn các di sản văn hóa quốc gia thì phát huy các giá trị ấy ngoài ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì toàn dân phải hợp sức vì các di sản đó đại đa số thuộc các cộng đồng dân cư. Đình, chùa , miếu, mạo, nhà thờ, lăng tẩm, các tác phẩm văn hóa, văn nghệ dân gian, trò chơi dân gian cho đến nay, ngay các học giả cũng chưa ai dám nói mình biết hết, hiểu hết các giá trị của di sản đồ sộ này.

Du khách thăm Đền vua Đinh Tiên Hoàng ở Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình)
Du khách thăm Đền vua Đinh Tiên Hoàng ở Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).

Các tác phẩm sưu tầm văn hóa dân gian của các nhà văn hóa nổi tiếng từ lâu như Nguyễn Đổng Chi, Vũ Ngọc Phan, Đinh Gia Khánh… chỉ là công sức ban đầu của cá nhân các học giả lão thành (nay chẳng ai còn nữa). Bản thân chúng tôi cách đây hơn 50 năm đã là sinh viên của các bậc thầy đó và thực tình đến nay vẫn chưa có học giả nào vượt qua được các bậc thầy.

Bảo tồn văn hóa dân tộc rất cần sự hợp sức của toàn dân
Bảo tồn văn hóa dân tộc rất cần sự hợp sức của toàn dân.

Nhà nước đã tập trung tiền của, công sức để duy trì, bảo tồn và phát huy các giá trị vật chất và tinh thần các di sản quốc gia như Hoàng thành Thăng Long, Cung đình Huế, Di tích Điện Biên Phủ, Tân Trào .v.v. mà xem ra vẫn còn nhiều điều cần nói. Còn các di sản địa phương như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, làng trống Đại Tam, thậm chí các thứ ngon ngọt như bưởi Đoan Hùng, cam canh, bưởi Diễn, xoài cát Hòa Lộc, quýt Lái Vung… ở Nam Bộ nay vẫn còn nhưng mang tiếng vùng miền, chưa “phủ sóng toàn quốc”. Trong khi đó người Việt Nam đi du lịch nước ngoài lại “phủ sóng toàn cầu” cho các sản phẩm của cả nước.

Di tích lịch sử - văn hóa là di sản quý báu và là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa dân tộc
Di tích lịch sử - văn hóa là di sản quý báu và là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa dân tộc.

Chúng ta đã đi một khoảng đường dài nếu nhìn lại phía sau để vui khi thấy mình đã làm được nhiều việc. Còn nhìn về phía trước sẽ là gì? Câu hỏi này không hề dễ nói. Xin trích 2 câu thơ của nhà thơ Huy Cận viết khi thăm Chùa Tây Phương nhìn các tượng La Hán: “Một câu hỏi lớn không người đáp - Cho đến bây giờ mặt vẫn chau”.

Nhà báo Trần Đức Chính

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên  
Email    
Tiêu đề  


Captcha
Mã xác nhận  
Phản hồi  
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site