05:35 | 08/10/2015

Chè long nhãn hạt sen

(LV) – Như chính con người Huế dịu dàng và thanh lịch, ẩm thực Huế mang một chiều sâu riêng với những nét bản sắc của chốn kẻ chợ nhẹ nhàng mà tùng niệm. Tiêu biểu cho phong cách ẩm thực ấy phải kể đến những bát chè long nhãn hạt sen - nhìn qua tưởng chừng rất đơn giản mà lại có hương vị “đánh đổ” lòng người

  >>>Chè lam xứ Đoài

Mùa hè vừa có sen tươi vừa có nhãn lồng ngọt giòn, mọng nước. Chẳng biết là sự kết hợp tự nhiên hay hữu ý mà sen và nhãn lồng, hai thứ đặc sản cao quý lại “kết duyên” với nhau trong bát chè long nhãn hạt sen, tạo nên thứ hương vị mê đắm lòng người.

Cứ mỗi độ hè sang, khi những cơn nóng oi ả len lỏi trong từng con phố, dưới từng mái nhà để rồi nhanh chóng bao trùm lên cả một khoảng không rộng lớn, cũng là lúc những người phụ nữ Việt Nam khéo léo chiều lòng cả gia đình bằng bát chè long nhãn hạt sen tươi mát, thanh ngọt. Mùa hè vừa có sen tươi vừa có nhãn lồng ngọt giòn, mọng nước. Chẳng biết là sự kết hợp tự nhiên hay hữu ý mà sen và nhãn lồng, hai thứ đặc sản cao quý lại “kết duyên” với nhau trong bát chè long nhãn hạt sen, tạo nên thứ hương vị mê đắm lòng người.

Xưa kia, chè long nhãn hạt sen là món ăn của những nhà vương giả.
Xưa kia, chè long nhãn hạt sen là món ăn của những nhà vương giả..
Món chè ngon này không phải mùa nào cũng được thưởng thức, mà phải chờ đến tháng 7 âm lịch khi mà những trái nhãn lồng sai trĩu quả, và từng bông sen bắt đầu nặng hạt, lúc ấy mới có một bát chè sen long nhãn ngon.

Nhãn Hưng Yên kén đất, kén người sành ăn cũng vì lẽ muộn mằn, nhưng chắt chiu được vị ngọt của đất và trời. Chẳng phải ngẫu nhiên mà từ lâu thức quả ngọt này vẫn được mệnh danh là vua của loài nhãn và sánh ngang với bậc "Vương giả chi quả".

Người Phố Hiến từ xa xưa vẫn nâng niu cây nhãn của báu trời cho, coi đó như thứ tạo vật làm nên đất và người tài hoa thanh lịch chẳng kém chốn kinh kỳ. Ngay từ lúc nhãn đơm hoa, bói quả đã cặm cụi đan lồng ôm chùm quả lúc lỉu lại cho khỏi vương vãi bởi lũ chim trời ngày đêm rình nhón trộm. Nhãn vì thế lớn phổng phao trong sự trông mong đến mỏi mắt của bà con khắp bốn phương.

Nếu nhãn lồng được tôn vinh là "Vương giả chi quả", thì sự sánh đôi với "Vương hậu chi hoa" - tức hoa sen trong đầm không còn gì hợp lẽ hơn.

Đến với đất Hà thành, khi mùa sen đi qua phố cũng là lúc hương sen theo thiếu nữ về nhà. Sen Hồ Tây thơm thoang thoảng, cũng thật hiếm thấy nơi đâu có giống sen đẹp mà lạ đến thế. Chẳng vậy mà xưa, cứ tới mùa sen, người ta lại thấy người Hà Thành lấy gạo sen về ướp chút trà sen uống Tết. Hương sen thoang thoảng cộng hưởng vị trà đã sấy khô tạo nên thứ đặc sản mang danh trà sen Tây Hồ trên đất Tràng An. Món chè hạt sen nhãn lồng cũng là một thứ đặc sản mùa hè để người Hà Nội chăm sóc các thành viên trong gia đình cũng như tiếp khách quý tới chơi.

Cũng là chè sen long nhãn đó, nhưng đến với đất Huế, nó lại được cảm nhận và thưởng thức theo một cách khác hẳn
Cũng là chè sen long nhãn đó, nhưng đến với đất Huế, nó lại được cảm nhận và thưởng thức theo một cách khác hẳn.
Thứ nhãn cùi mọng, dày được tách khéo ra khỏi hạt. Hạt sen bỏ vào nồi ninh đúng độ, không quá nhừ rồi bỏ vào trong cùi nhãn. Nhãn lồng ngon ngọt, thấm vào lòng người bởi hương vị đồng quê đằm thắm đã ẩn trong lớp cùi trắng trong ngào ngạt, còn sen được tôn lên hàng tứ quý của loài hoa là tại sen không chỉ thanh tao, cao quý mà còn là vị thuốc đặc biệt chữa nhiều bệnh hiểm nghèo. Chỉ vậy thôi mà dường như tất cả tinh túy đất trời được lắng lại trong hương vị chén chè lúc giao mùa. Nhãn và sen cứ quyện lấy nhau, ôm lấy nhau trong cái nét giao hòa tình tứ đến là bâng khuâng. Vị ngọt thanh của quả quí, vị bùi ngan ngát của hương sen cứ mãi thơm ngây nơi đầu lưỡi chẳng muốn rời. Chè long nhãn cũng vì thế mang bàn tay thơm thảo của con gái Hà Thành đi làm dâu bốn phương chẳng thể nào lẫn được.

Cũng là chè sen long nhãn đó, nhưng đến với đất Huế, nó lại được cảm nhận và thưởng thức theo một cách khác hẳn. Người Huế tâm niệm rằng, chế biến món ăn là nghệ thuật và món ăn chính là tác phẩm nghệ thuật, chè sen không nằm ngoài ý thức đó, nó cũng đòi hỏi có kỹ thuật, có sự gia công và đặc biệt tinh tế. Để nấu được bát chè sen nhãn lồng “rất Huế” phải chọn những hạt sen “ngự” tươi, đều tròn, vẫn còn nhựa và thơm mát ở hồ Tịnh Tâm (sen “tiến vua”). Cách nấu cũng gần giống như người Hà Thành, có điều cách thưởng thức có nét đặc trưng, tao nhã riêng. Người ta thường nói, Huế không chỉ thưởng thức món ăn bằng “khẩu thực”, “tâm thực” mà còn bằng “nhãn thực”. Món ăn ngon không bằng không gian ăn, không gian ăn không bằng cách bày biện món ăn… Chè long nhãn hạt sen không nhiều màu sắc, không nhiều gia vị, nên múc chè vào bát sứ trắng, để làm tôn lên cái vẻ thanh cao, trang nhã và thuần khiết. Chè sen long nhãn ăn nóng không ngon, ăn với đá bào cũng không ngon mà phải ướp lạnh ăn mới ngon. Khi ăn không nên ăn vội vã mà từ tốn múc từng thìa từng thìa đưa vào “thần khẩu” thì mới thấm hết được cái ngon, cái ngọt của món ăn đài các. Hơn nữa, phải đắm mình trong cái thú thưởng chè sen long nhãn bên dòng sông Hương lững lờ trôi, nghe ngân nga câu hò Huế, nghe giọng nói nhẹ nhàng của người con gái Huế thì mới thật sự thú vị.

Hương vị của chè sen long nhãn cứ ý nhị, thấm dần, thấm dần làm lòng người lưu luyến chẳng bao giờ muốn rời xa. Nét giao cảm tình tứ giữa đất và trời, giữa người với người ấy lại chỉ đến có một chút xíu trong năm ở vào đúng khoảnh khắc giao mùa đầy lưu luyến.

VT (Nguồn: Honglam)

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site