06:08 | 07/05/2017

Cách dùng cỏ hiệu quả

(LV) - Cỏ cà ri thuộc họ Đậu, được sử dụng như là cây thuốc cũng như một loại gia vị. Hạt và lá của nó có giá trị cao về sức khỏe.

 >>> Bồ kết và những lợi ích bất ngờ

Tên khoa học của cỏ cà ri là Trigonella-graecum. Nó cũng được gọi là hồ lô ba, khổ đậu. Từ lâu, y học cổ truyền Ấn Độ từng dùng cỏ cà ri làm thuốc nhuận tràng và giảm đau. Loại cỏ này còn làm dịu kích ứng ở da, miệng, mũi hoặc cuống họng, chữa các bệnh viêm, viêm khớp, đau cơ, rối loạn tiêu hóa và loét da.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Cỏ cà ri chứa nhiều chất kháng ôxy hóa và có tác dụng bảo vệ tim mạch, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch tổng quát. Nó có hoạt tính giống như chất làm loãng máu, ngăn chặn các cục máu đông có thể làm ngưng máu chảy đến tim, phổi và não. Hơn nữa, cỏ cà ri cũng làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ gây chứng xơ vữa động mạch, bình ổn lượng đường huyết và phòng chống béo phì, là hai yếu tố chính tăng nguy cơ phát triển bệnh tim.

Để cải thiện sức khỏe tim mạch, hãy uống từ 1 đến 2 tách trà cỏ cà ri mỗi ngày. Cách pha trà là đun sôi một thìa hạt cỏ cà ri với 1 - 1/2 chén nước trong 5 phút, sau đó lọc lại. Khi uống, cho thêm chút mật ong nguyên chất.

Chữa bệnh tiểu đường

Chỉ cần dùng từ 5 - 10 mg cỏ cà ri mỗi ngày, dưới bất kỳ hình thức nào, cũng có thể giúp giảm đường huyết hiệu quả. Hạt cỏ cà ri chứa nhiều chất xơ hòa tan làm chậm tiến trình tiêu hóa, tăng hấp thu đường và từ đó giảm lượng đường trong máu.

Nhiều nghiên cứu của các trường đại học trên thế giới phát hiện những lợi ích đáng kinh ngạc từ cỏ cà ri như một giải pháp tự nhiên trong chữa trị tiểu đường type 1 và2. Thường xuyên tiêu thụ cỏ cà ri không chỉ giảm đường huyết mà còn cải thiện khả năng dung nạp glucose của cơ thể.

Một nghiên cứu uy tín tại Ấn Độ cho thấy, khi thêm 100 mg bột cỏ cà ri đã loại bỏ chất béo vào chế độ ăn uống thường xuyên của bệnh nhân tiểu đường phụ thuộc insulin, có dấu hiệu giảm đáng kể lượng đường huyết lúc đói. Nó cũng tăng dung nạp insulin và giảm lượng cholesterol. Cỏ curry giảm cholesterol xấu LDL và các triglycerides (chất béo trung tính) đồng thời phóng thích cholesterol tốt HDL.

Nghiên cứu khác còn cho thấy nếu bổ sung 15 mg bột cỏ cà ri vào một bữa ăn của một bệnh nhân tiểu đường type 2, sẽ giảm đáng kể sự gia tăng glucose sau bữa ăn. Mặt khác, những người có tiền sử gia đình mắc tiểu đường hoặc trong mức nguy cơ cũng nên tiêu thụ cỏ cà ri đầy đủ. Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng cỏ cà ri để có liều lượng phù hợp mỗi ngày.

Ngừa táo bón

Lượng chất xơ bão hòa của cỏ cà ri hấp thu nước trong ruột, có tác dụng ngừa bệnh táo bón, giảm bớt tình trạng khó tiêu và đau dạ dày, làm dịu viêm đường tiêu hóa bằng cách bao phủ niêm mạc dạ dày và ruột để chữa chứng ợ nóng, trào ngược a xít.

Đun sôi một chén lá cỏ cà ri với lượng nước vừa đủ trong 5 phút. Không cần lọc lại. Chờ nguội nước rồi cho thêm ít mật ong. Uống hai lần mỗi ngày cho đến khi hết táo bón. Có thể ăn mỗi ngày nửa thìa bột từ hạt cỏ cà ri với một ly nước ấm trước khi đi ngủ. Bài thuốc này không được dùng cho trẻ nhỏ.

Giảm đau khớp

Cỏ cà ri rất tốt để chữa đau khớp do viêm khớp. Trong cỏ có chứa hợp chất diosgenin, hỗ trợ cơ thể sản xuất cortisol và các corticosteroid khác, giúp chữa đau viêm khớp. Đặc tính kháng viêm và kháng ô xy hóa của cỏ còn giúp giảm đau và viêm tấy. Các chất dinh dưỡng khác của cỏ, như canxi, chất sắt và phốt pho giúp làm khỏe xương và các mô.

Mỗi ngày, vào buổi sáng, nhai một thìa hạt cỏ cà ri được ngâm trong nước, để giảm cơn đau khớp. Hoặc, trộn bột từ hạt cỏ cà ri với nước ấm thành bột nhão, để thoa lên chỗ bị đau. Chờ đến khi bột khô, rửa sạch với nước ấm. Thực hiện cách này hai lần mỗi ngày đến khi hết đau hoàn toàn.

Phòng cảm, cúm

Đặc tính kháng ô xy hóa của cỏ cà ri giúp chống lại các triệu chứng của bệnh cảm, cúm. Nhờ tính kháng khuẩn, vi rút và nhiều đặc tính dược liệu khác, nên cỏ cà ri còn giúp tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh. Chất nhầy của cỏ làm dịu cơn ho và đau rát họng, thậm chí giúp hạ sốt.

Trộn chung bột cà ri, nước chanh, mật ong nguyên chất, mỗi thứ một thìa, để uống hai lần mỗi ngày nhằm chống lại các triệu chứng của cảm, cúm. Muốn mau phục hồi sức khỏe, hãy uống trà cỏ cà ri từ 2 - 3 lần mỗi ngày. Để không còn đau rát họng, súc miệng với trà cỏ cà ri còn ấm, hai ngày mỗi lần.

Giảm cảm giác khó chịu khi hành kinh

Cỏ cà ri chứa các hợp chất có đặc tính giống như estrogen, giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu liên quan đến hành kinh. Những hợp chất này còn làm dịu các triệu chứng mãn kinh, như bốc hỏa, trầm cảm và thay đổi tâm trạng. Hơn nữa, hàm lượng chất sắt cao của cỏ cà ri còn giúp sản xuất hồng huyết cầu để bù đắp lượng máu bị mất.

Uống trà cỏ cà ri còn ấm, hai lần mỗi ngày. Hoặc, dùng lá cỏ cà ri để nấu món súp hay rau trộn.

Trường Thi

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site