23:27 | 28/04/2017

Công diễn vở cải lương “Hừng đông” tại Nhà hát Lớn

(LV) - Vở “Hừng đông” của Nhà hát Cải lương Việt Nam sẽ có lịch biểu diễn tại “thánh đường nghệ thuật” Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối 5/5. Đây là vở diễn nằm trong kế hoạch thực hiện các chương trình, tác phẩm sân khấu có chất lượng nghệ thuật cao tại Nhà hát Lớn Hà Nội năm 2017 của Bộ VHTTDL.

 >>> Học viết nhạc cho phim cùng Michael Price

Vở Cải lương “Hừng đông” phản ánh hình tượng người Chiến sỹ Cộng sản Phan Đăng Lưu. Ông là nhà cách mạng tiền bối, một trí thức tiêu biểu xuất sắc của Đảng và nhân dân ta đã sống, chiến đấu, hy sinh vì lý tưởng cách mạng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc nhân dân.

Phan Đăng Lưu sinh ngày 5/5/1902 ở thôn Đông, xã Hoa Thành (trước là Tràng Thành), huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nông dân có truyền thống nho học, yêu nước, yêu lao động, đoàn kết, nghĩa tình. Ông sớm bộc lộ tư chất thông minh, hiếu học, can đảm, khí khái của một nhà cách mạng yêu nước. Những năm tháng tuổi trẻ, Phan Đăng Lưu ấp ủ hoài bão giải phóng đất nước, đưa nước ta theo con đường độc lập, tự do, dân chủ, tiến bộ.

Vở Cải lương “Hừng đông” được xây dựng vào đầu năm 2016 để chào mừng Đại hội lần thứ XII của Đảng. Vở diễn được dàn dựng theo những nguyên tắc của Sân khấu Cải lương hiện đại, với những sáng tạo mạnh dạn và mới mẻ.

Cảnh các chiến sỹ cộng sản bị bắt bớ, tù đày.
Cảnh các chiến sỹ cộng sản bị bắt bớ, tù đày.

Ngoài việc áp dụng những phương tiện kỹ thuật hiện đại như Màn hình Led, hệ thống âm thanh, ánh sáng… vở diễn còn thể hiện ý định thử nghiệm khi kết hợp giữa nghệ thuật sân khấu Cải lương – một nghệ thuật mang tính dân tộc, bác học, với một nghệ thuật hiện đại đó là âm nhạc đường phố với sự tham gia của Ban nhạc đường phố thuộc Câu lạc bộ nghệ thuật HUB.

Trong vở diễn “Hừng đông”, các nghệ sĩ có cơ hội thay đổi để đi vào nhưng dạng vai diễn rất khó như: người chiến sĩ cộng sản, vai lính Tây… Hơn thế, đạo diễn còn để một số nghệ sĩ mạnh dạn cùng đóng hai, ba vai diễn trong vở như: nghệ sĩ Hoàng Tùng đảm nhiệm ba vai: Phan Đăng Dư (Bố Phan Đăng lưu), Phan Bội Châu, Ngô Đình Diệm; nghệ sĩ Minh Hải ba vai: Trần Phú, thanh tra Mô li ni, Hoàng Văn Thụ… Việc để một nghệ sĩ cùng đảm đương nhiều vai diễn với tính cách nhân vật hoàn toàn khác nhau đã mang tới không chỉ cho nghệ sĩ mà cả khán giả những trải nghiệm đầy thú vị bởi mỗi nhân vật là một số phận và một câu chuyện kể rất riêng biệt không hề liên quan đến nhau mặc dù trong cùng một vở diễn.

 

Một cảnh trong vở diễn
Một cảnh trong vở diễn.

Kết thúc vở diễn, họ được thuyết phục trước những trang sử bi hùng của dân tộc, cũng như những nét đẹp của một loại hình nghệ thuật truyền thống và những cảm xúc ấy được dâng trào trong âm nhạc mang mầu sắc của thế hệ trẻ.

Vở diễn đã được công diễn tại Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành khác và được khán giả hết sức khen ngợi. Vở diễn cũng được Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam và Liên hiệp các hội Văn học, Nghệ thuật Việt Nam trao giải tác phẩm và các nghệ sỹ sáng tạo suất sắc nhất.

Pv


Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site