00:07 | 19/08/2018

“Á Nam Trần Tuấn Khải - Danh nhân văn hóa dân tộc”

(LV) - Gần 30 tham luận của các học giả, nhà nghiên cứu, văn nghệ sỹ đến từ Hà Nội, Nam Định, Tp. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh/thành khác tham dự Hội thảo đều đánh giá Á Nam Trần Tuấn Khải là một ngôi sao sáng trên bầu trời thơ ca ở nửa đầu thế kỷ XX.

Sáng 18/8, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học “Á Nam Trần Tuấn Khải - Danh nhân văn hóa dân tộc”. Hội thảo được tổ chức nhằm tưởng niệm 35 Ngày mất của nhà thơ, nhà văn hóa Á Nam Trần Tuấn Khải (1983-2018).

Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, Giáo sư Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc đã ôn lại những nét khái quát về thân thế và sự nghiệp của Á Nam Trần Tuấn Khải.

Trần Tuấn Khải (1895-1983), bút danh thường dùng Á Nam, sinh tại làng Quan Xáng, xã Mỹ Hà, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, trong một gia đình truyền thống Nho học yêu nước. Nhờ sự định hướng của cha mẹ, Á Nam Trần Tuấn Khải đã sớm tích lũy vốn văn hóa, văn học dân gian và trung đại dày dặn.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo.

Chưa đến 20 tuổi, Á Nam Trần Tuấn Khải đã nổi tiếng với các bài thơ: “Tiễn chân anh khoa xuống tàu”, “Cô bán nước”, “Gánh nước đêm”… Tập thơ đầu tay “Duyên nợ phù sinh I” (1920) lập tức đưa đến danh tiếng cho nhà thơ. Từ đây, ông chuyên tâm làm thơ, làm báo, nghiên cứu văn hóa, dịch thuật… cho đến khi qua đời năm 1983.

Theo đánh giá của các học giả Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Trần Văn Khê, Xuân Diệu, Huy Cận, Tô Vũ, Hoàng Như Mai … và nhiều học giả khác đã được công bố trên nhiều quyển sách, tờ báo, Á Nam Trần Tuấn Khải là một người đa tài, làm thơ, viết chèo, viết xẩm, chầu văn, ca trù… kể cả dịch thuật, thể loại nào ông cũng thành công, có những đóng góp lớn .

Tại Hội thảo, gần 30 tham luận của các học giả, nhà nghiên cứu, văn nghệ sỹ đến từ Hà Nội, Nam Định, Tp. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh/thành khác đều đánh giá Á Nam Trần Tuấn Khải là một ngôi sao sáng trên bầu trời thơ ca ở nửa đầu thế kỷ XX. Cùng với Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, ông được xem là người có công hiện đại hóa văn học Việt Nam, gắn kết tính hiện đại với tính dân tộc. Đặc biệt, ông luôn giữ vững tấm lòng yêu nước, yêu văn hóa dân tộc tha thiết trong các tác phẩm.

Thông qua Hội thảo, Ban tổ chức mong muốn Đảng và Nhà nước có những hình thức tôn vinh xứng đáng đối với nhà nghệ sĩ, chí sĩ Trần Tuấn Khải .

Pv

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site