08:46 | 25/03/2012

Ấm êm mùa hoa gạo

(LV) - Tháng 3 hoa gạo rụng đầy sân và cũng là mùa thu hoạch bông gạo để làm những vật dụng gia đình, nhất là những bài thuốc hay từ hoa gạo.

 

Tương truyền rằng, vào thế kỷ thứ II trước Công nguyên vua Nam Việt là Triệu Đà đã tặng một cây gạo cho vua nhà Hán. Những cây gạo đã đồng loạt nở hoa dù mới chỉ chớm vào tháng ba (âm lịch) - tháng của mùa hoa gạo. Khi lá gạo rụng hết, hoa bắt đầu nở đỏ tươi trên những cành nhỏ trước khi có mầm và lá non, khiến cả cây gạo bừng lên một sắc màu tươi thắm hết sức ấn tượng. Những bông gạo đỏ rực như lửa còn được dùng làm gối rất êm và ấm. Mùa hoa gạo cũng là mùa sinh sôi của muôn loài, mùa của sự sống tràn trề.

Loài cây gieo rắc sự hoảng sợ

Cây gạo còn được gọi là bông gạo, hoa gạo, gòn, bông gòn, mộc miên, anh hùng thụ, cổ bối, ban chi hoa… Tên khoa học của nó là Bombax Ceiba, thuộc họ gạo. Có nhiều câu chuyện, truyền thuyết, bài hát và phong tục cổ truyền gắn liền với những bộ lạc xa xưa thuộc Ấn Độ. Một số bộ lạc lúc bấy giờ rất xem trọng việc bảo quản loài cây này trong khi đó, một số khác ra sức ngăn chặn sự phát triển của nó trong thiên nhiên.

Vào thời đó, những nghi lễ sắc tộc của các bộ lạc và tin đồn đến vùng thành thị, hầu hết người ta đều tin vào thượng đế, vào những điều mê tín nên cây gạo được xem là cây của địa ngục cũng như sự xuất hiện một số loài cây có nhiều gai khác đều chung số phận. Nỗi sợ hãi về loài cây này ngày càng in sâu trong tâm trí cư dân bộ lạc giống như họ có thể nhìn thấy ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe và bình yên trong toàn bộ lạc. Thậm chí, nếu trong giấc mơ, ai nhìn thấy cây gạo sẽ mắc bệnh hoặc chẳng bao lâu sau sẽ bị chết. Người ta cho rằng, cây gạo chính là điềm gở vì chim cú thường đến làm tổ trên cây và phát ra những tiếng kêu rất thảm thiết.

Một số cửa hàng cũng lo sợ không dám bán các loại nệm, gối được làm bằng bông lấy từ quả của cây gạo, vì theo họ chúng có lẫn với lông chim làm tê liệt người sử dụng. Người ta không dùng gỗ từ cây gạo để làm củi đốt sưởi ấm mùa lạnh vì tin rằng, nó sẽ mang lại điềm xui xẻo. Ngược lại, một số bộ lạc lại tôn dùng cây gạo như vị thần linh. Phụ nữ thờ cúng loài cây này để mong sinh được con và dùng cây để làm thuốc. Kể từ đó, cây gạo mới tồn tại đến ngày hôm nay.

Những bài thuốc gia truyền quí giá

Cây hoa gạo có thân lớn, cao khoảng 15m. Thân cây có gai, cành mọc theo chiều ngang với những gai có hình nón, cành non dày, không gai, lá sớm rụng. Hoa gạo có màu đỏ, hình thoi và dài từ 8 - 15cm gồm 5 van cứng, mặt trong có nhiều sợi bông trắng dài. Hạt hình trứng, xung quanh có lông dài và trắng mịn. Hoa gạo thường nở rộ vào tháng ba còn quả vào tháng năm. Loài cây này có xuất xứ từ Ấn Độ, nhưng hiện nay nó được trồng rộng rãi tại Việt Nam nhất là những vùng nông thôn miền Bắc, Hồng Kông, Trung Quốc và Đài Loan.  

Các bộ phận dùng làm thuốc là hoa gạo, rễ cây gạo, vỏ cây gạo. Vào mùa xuân, người ta thu hái hoa gạo, thường dùng tươi hoặc phơi nắng nhẹ cho khô. Rễ cây được thu hái vào mùa xuân hoặc mùa thu, thái nhỏ dùng tươi hoặc phơi khô làm thuốc. Vỏ cây thu hoạch vào mùa hè - thu, bóc vỏ về cạo bỏ lớp vỏ thô và gai, rửa sạch, thái nhỏ, dùng tươi bằng cách giã nát hoặc phơi sấy khô để dùng dần.

Trong hoa gạo có nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng. Theo Đông y, hoa gạo có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hoạt huyết và tiêu thũng. Thường dùng chữa chứng viêm ruột, kiết lị, khó tiểu, phụ nữ băng huyết, trẻ em bị mụn nhọt, say nắng. Trẻ em sốt cao vào mùa hè lấy hoa gạo, sắc kỹ, chế thêm chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Ngoài ra, hoa gạo còn được dùng làm trà để uống vào mùa hè đề phòng nhiệt độc của nắng nóng. Nước sắc từ hoa gạo có tác dụng bồi bổ âm huyết, chữa suy nhược do thiếu máu hoặc một số trường hợp có chảy máu như rong kinh, chảy máu dạ dày, tá tràng, mất máu khi mổ vết thương…Nếu vết thương chảy máu và băng huyết, có thể lấy hoa gạo lượng vừa đủ, đốt thành than để uống.

Nếu chẳng may bị đau răng, có thể lấy vỏ thân cây gạo sắc đặc, ngậm nhiều lần trong ngày, bị gãy xương sau khi nắn chỉnh chỗ gãy, dùng vỏ rễ cây gạo tươi rửa sạch, giã nát, bó vào vị trí gãy xương, hai ngày thay một lần rất công hiệu.

Trường Thi

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site