23:35 | 18/08/2012

Cách “nhớ” khi bị “quên” ở người trẻ

(LV) - Tự nhiên quên bẵng đi việc quan trọng cần phải làm, đi ra đi vào vì không nhớ ra cái gì cần lấy..., sự việc diễn ra thường xuyên làm bạn khó chịu. Điều đó chứng tỏ một điều là chứng hay quên, đãng trí đang “hỏi thăm” bạn.

 

Nhiều người thường xuyên phàn nàn về bạn là “chưa già mà đã hay quên”, hoặc “đúng là đãng trí bác học”, đó là biểu hiện…

Chứng hay quên đến sớm

Tuổi tác là yếu tố cơ bản dẫn đến chứng đãng trí, hay quên nên không có gì lạ khi người già thường mắc chứng này. Tuy nhiên, chứng hay quên ngày càng xuất hiện nhiều ở thanh niên, thậm chí là lứa tuổi vị thành niên. Bạn Nguyễn Thanh Tùng ở Vân Đồn, Hạ Long, Quảng Ninh thắc mắc: “Em học lớp 10, thường bị bố mẹ mắng vì tật hay quên, đãng trí, bố mẹ sai đi lại mấy lần mới nhớ hoặc bảo lấy cái này thì lại lấy cái kia, lắm lúc đầu óc loạn cả lên, nhiều khi bực với chính bản thân mình mà vẫn “chứng nào tật đấy”, không biết sau này lớn lên em còn bị hay thế nữa không, đó có phải là biểu hiện của bệnh gì nghiêm trọng?”.

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Phó giám đốc Viện Tâm thần Trung ương, BV Bạch Mai, ở tuổi dậy thì do tâm sinh lý không ổn định, những biến đổi trong cơ thể làm bạn khó tập trung công việc, học tập. Vì vậy, cùng với thời gian tâm sinh lý và cơ thể sẽ phát triển hoàn thiện, trí nhớ sẽ dần dần phục hồi.

Ngoài ra, việc suy giảm trí nhớ còn xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ giai đoạn nào, do thực thể ở não, quy trình bảo tồn, ghi nhận, lưu giữ thông tin ở não bộ kém, do khả năng tìm kiếm – truy xuất thông tin ở não bộ bị suy giảm. Chứng đãng trí là biểu hiện của việc suy giảm nhận thức, sa sút trí tuệ tiến triển chậm trong nhiều năm.

Người mắc chứng hay quên thường gặp khó khăn trong khi sử dụng tiền mặt hàng ngày, phương tiện giao thông, điện thoại, khả năng mua sắm, kỹ năng nói, tốc độ, suy nghĩ chậm dần, mất dần khả năng trao đổi, tường thuật thông tin, định hướng, tìm đường khi đi trong thành phố, mất trí nhờ đột ngột hoặc lặp đi lặp lại câu hỏi, hay nhắc lại đoạn cuối của câu... Vì thế, người mắc chứng hay quên thường có thái độ thờ ơ, ngơ ngác với người xung quanh, luôn than phiền về bản thân là hay quên, mất tập trung, tính cách ít thay đổi làm cho cuộc sống sinh hoạt, công việc bị xáo trộn.

Thay đổi thói quen ghi nhớ

Ăn gì để phục hồi trí nhớ?

1. Óc lợn 1 bộ, hoài sơn 30g, kỷ tử 10g, tất cả đem nấu chín rồi ăn.

2. Hạt sen dùng dưới dạng cháo hoặc trà. Dập vụn hạt sen ngâm với nước sôi, cho thêm táo tầu hoặc một chút đường phèn, ăn rất tốt cho tì vị, dưỡng tâm khí, ích trí lực.

3. Long nhãn: Công dụng ích tâm tỳ, bổ khí huyết, kiện não, dùng rất tốt cho người mắc chứng hay quên do tâm tỳ suy nhược, khí huyết suy giảm. Lấy 500g long nhãn và 500g đường trắng, nấu cách thủy thành dạng cao, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 10 -15g. Hoặc lấy 15g long nhãn, vài quả đại táo, 100g gạo tẻ nấu thành cháo ăn trong ngày.

4. Nhân sâm: Dùng dưới dạng trà tan hoặc trà phiến, hoặc dạng miếng cho vào nấu với cháo đỗ xanh mỗi ngày 3-5g, có công dụng đại bổ nguyên khí, định tâm, ích trí, rất có lợi cho việc nâng cao năng lực hoạt động của não bộ.

5. Trứng chim cút dùng liên tục 2 lần/ngày, mỗi lần 2 quả dưới dạng đánh thành kem trứng. Đây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất giàu lecithin, chất cần thiết cho cấu trúc và hoạt động của não bộ.

Cũng theo bác sĩ Tuấn, chứng hay quên ở người trẻ tuổi có thể do quá trình lão hóa sớm của não bộ, do rối loạn thần kinh thực vật, mất ngủ, ăn không ngon, hay lo âu, trầm cảm, stress, nghiện rượu, hút thuốc quá nhiều... Chính công việc quá tải, bận rộn quá mức nên não bộ không thể tải hết và phải “quên” việc này để “nhớ” việc kia. Vì vậy đối với chứng hay quên mang sắc thái tâm lý thì việc cải thiện, khắc phục là có thể và càng sớm càng tốt.

Đơn cử, khi ai đó nhờ hoặc giao cho bạn việc gì thì hãy làm ngay, rề rà sẽ lại quên. Nếu nhiều việc trong một lúc, có thể bạn chỉ cần chú ý, sắp xếp một cách khoa học, thứ tự từng việc quan trọng hơn, ưu tiên những vấn đề cần phải nhớ. Quyển sổ tay ghi chép những việc cần làm thành thói quen hàng ngày sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc lưu giữ thông tin.

Tuy nhiên, không phải việc gì ta cũng “phó mặc” cho quyển sổ... có những điều nhất thiết phải ghi nhớ nên rèn luyện mỗi ngày bằng cách tập trung cao độ khi lắng nghe, rồi hình dung về việc mình sắp làm, các chi tiết, quy trình cụ thể, có thể ghi ra giấy note rồi làm ngay. Trước khi ngủ, hãy dành một chút thời gian suy nghĩ về công việc trong ngày mình đã làm và ngày mai mình phải làm, sắp xếp lần lượt từng công việc theo mức độ cần giải quyết. Liên tục rèn luyện như vậy trong vài tuần bạn sẽ thấy tình hình “đãng trí bác học” cải thiện rõ rệt. Công việc đạt hiệu quả thì chắc chắn tinh thần sẽ thoải mái, và không có lí do gì khiến chứng hay quên “hành” bạn mãi được.

Mặt khác, duy trì đời sống xã hội một cách tích cực với nhiều hoạt động thể lực và tinh thần như: say mê một môn thể thao nào đó mang tính hoạt động hoặc trí tuệ cao, tham gia các khóa học về kỹ năng sống, giao tiếp, thuyết trình..., hạn chế uống rượu, hút thuốc, khống chế cảm xúc, phân chia công việc và nghỉ ngơi hợp lý để giảm áp lực, căng thẳng do công việc, cân bằng cuộc sống. Quên do lão hóa sớm, dùng vitamin E, vitamin C có tác dụng chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào tránh khỏi tác hại của các gốc tự do sản sinh trong quá tình thái hóa não.

Nguyên Hạnh

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site