04:53 | 02/06/2014

Mồng tơi cũng là… thuốc

(LV) - Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, trị rôm sảy mụn nhọt, lợi niệu... rất thích hợp trong mùa nóng, nên ăn rau mồng tơi giúp giải nhiệt cái nóng oi bức của mùa hè.

Tên khoa học của rau mồng tơi (hay còn gọi là mùng tơi, lạc quỳ) là Basella Alba L. Loại rau giống dây leo, lá to, dày và dòn màu xanh thẫm, nhiều chất nhầy có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh giúp giải nhiệt, giải độc, nhuận tràng… nên mồng tơi là rau “cứu tinh” khi thời tiết nắng nóng. Quả mồng tơi khi chín mọng nước màu tím than.

Rau của người châu Á

Tại Ấn Độ, người ta trồng mồng tơi quanh năm và phổ biến tại những vùng cận nhiệt đới như loại cây trang trí trong vườn. Từ năm 2008 - 2010, bệnh sâu lá xuất hiện ở mồng tơi tại những vùng phía Nam Andhra Pradesh của Ấn Độ làm khoảng 75 – 85% cánh đồng rau bị nhiễm gây thất thu khoảng 70 – 90%. Người Ấn vùng Karnataka dùng lá và cuống mồng tơi nấu món cà ri Basale Soppu Saaru chung với hạt mít; vùng Bengal cũng lấy hai bộ phận này của mồng tơi chế biến các món ăn về rau củ, nấu với bí đỏ và món mặn như với xương cá đặc sản Elish.

Tại Banladesh, mồng tơi được trồng rộng rãi để chế biến món cá đặc sản có tên Hilsa - loại cá mệnh danh là cá quốc gia tại Bangladesh. Còn ở Philippines, lá mồng tơi là một trong những nguyên liệu chính của món Utan ăn kèm với gạo. Một số nước khác trên thế giới còn nấu súp rau mồng tơi hoặc xào với tỏi hoặc ớt. Rau mồng tơi được dùng nhiều trong các món ăn của người Trung Quốc như nấu súp, chiên xào. Riêng ở nước ta, đặc biệt miền Bắc mồng tơi nấu với thịt cua đồng, mướp và rau đay đều ngon tuyệt.

Thuốc từ mồng tơi

Tác dụng hanh nhiệt: Để da dẻ tươi mát, nên ăn rau mồng tơi luộc chấm hoặc trộn với vừng đen rang vàng tán nhuyễn thành bột. Mùa nắng thường có mụn nhọt, chỉ cần giã hoặc xay nhuyễn lá mồng tơi, trộn thêm chút muối để đắp lên chỗ mụn sẽ khỏi ngay. Nếu nhức đầu do phơi nắng, để giảm đau lấy lá mồng tơi giã nhuyễn đắp lên hai thá­­i dương rồi băng lại. Nếu bị say nắng, giã nát lá mồng tơi đắp lên trán và thái dương, dùng vải bó lại, nằm ngủ một giấc thức dậy bệnh sẽ hết. Chẳng may bị chảy máu cam do huyết nhiệt, lấy mồng tơi tươi giã nát rồi dùng bông thấm nước cốt nhét vào lỗ mũi bên chảy máu.

Chữa bệnh đường tiêu hóa: Nước cốt lá mồng tơi giã nhuyễn nấu chung với nước sôi để nguội, thêm muối để uống vào buổi sáng, trước bữa điểm tâm, trị tiểu khó buốt, còn phần bã đắp lên bụng dưới vị trí bọng đái. Để chữa đầy bụng, lấy 50g rau mồng tơi và 50g rau đay với củ khoai sọ bỏ vỏ thái nhỏ nấu canh ăn trong vài ngày. Hoặc dùng lượng bằng nhau rau đay, mồng tơi, rau má, rau khoai nấu canh ăn. Nếu táo bón, lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt đun sôi với chút nước, để nguội uống trong một lần. Sau vài lần bệnh sẽ thuyên giảm. Muốn nhanh hơn, sau khi uống hai giờ ăn thêm vài củ khoai lang, trong lúc uống thuốc cần kiêng cữ rượu, hạt tiêu, ớt…

Tác dụng dưỡng da: Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng nên da mịn màng và tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mờ vết nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, thêm chút muối rồi thoa đều lên da vài lần trước khi đi ngủ. Sản phụ sau khi muốn có sữa cho con bú, nên ăn nhiều rau mồng tơi bằng cách nấu với thịt gà ác, đậu đen nấu nhừ. Ăn khi còn nóng sữa mới tiết nhiều, nhanh hồi phục sức khỏe, da dẻ lại hồng hào, mái tóc đen và mượt mà hơn. Trẻ nhỏ khó ngủ nên cho ăn canh cua mồng tơi còn món thịt bò xay xào mồng tơi vừa ngon lại lạ miệng, nhất là những trẻ mới tập ăn cơm, sợ hoặc không thích ăn rau.

Chữa chứng viêm mũi: Cắt nhỏ rau mồng tơi nấu chung với cua đồng giã nát, lọc lấy bã để ăn vào buổi trưa, vừa khỏi bệnh lại càng mát bổ.

Giảm cân: Những người thừa cân, béo phì muốn giảm cân nên ăn rau mồng tơi vì nó có tác dụng sinh nhiệt thấp, thông tiểu và nhuận tràng. Tuy nhiên, với người cơ địa lạnh bụng, có vấn đề về tiêu hóa nên hạn chế ăn mồng tơi. Để giảm tính hàn của rau, tốt nhất nên nấu thật kỹ hoặc kết hợp với thực phẩm có nguồn gốc động vật.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh, làm cho rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, giải độc, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu. Nó còn trừ thấp nhiệt, làm cho người lao động ngoài trời nắng nóng duy trì được sức khỏe, phòng chống bệnh tật như mệt mỏi, háo khát, bứt rứt.

Trường Thi

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site