11:31 | 23/12/2014

Nghị lực của một cựu chiến binh

(LV) - Trở lại với cuộc sống đời thường, mang theo nhiều thương tật của chiến tranh, nhờ ý chí và nghị lực vươn lên của “người lính Cụ Hồ”, ông Lê Xuân Lộc, thương binh hạng 2/4 tại thôn 5, xã Văn Lãng, huyện Yên Bình, Yên Bái, đã vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế gia đình.

 >>> Trong miền nhớ

Năm 1972, theo tiếng gọi của Tổ quốc, người thanh niên Lê Xuân Lộc tình nguyện lên đường nhập ngũ khi vừa tròn 20 tuổi. Sau khóa huấn luyện tại Bắc Thái, ông được biên chế vào Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 866, Sư đoàn 31 và cùng đồng đội hành quân sang chiến trường Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), giúp nước bạn giải phóng dân tộc.

Trải qua bao cuộc chiến lớn, nhỏ trên chiến trường ác liệt nhưng ông không thể nào quên trận đánh tại cao điểm 1530, ông bị thương do trúng pháo kích của địch, phải chuyển ra tuyến sau điều trị gần một tháng trời. Khi vết thương chưa kịp lành hẳn, do yêu cầu nhiệm vụ, ông lại tiếp tục sát cánh cùng đồng đội chiến đấu cho đến khi đất nước bạn Lào hoàn toàn giải phóng, giành độc lập, tự do. Ngay sau đó, ông và đồng đội được giao nhiệm vụ ở lại giúp nước bạn làm kinh tế. Tháng 9/1977, ông xuất ngũ, trở về địa phương.

 

Mỗi năm, vợ chồng ông Lộc thu trên 40 triệu đồng từ vườn chè
Mỗi năm, vợ chồng ông Lộc thu trên 40 triệu đồng từ vườn chè.

Về lại quê nhà giữa giai đoạn khó khăn bởi cả nước đang trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế. Xã Văn Lãng khi đó thuộc huyện Trấn Yên, là một trong các địa phương khó khăn của huyện, không có điện lưới, trường học, trạm y tế đến nhà ở đều tạm bợ. Nguồn động viên lớn của ông lúc đó là người con gái thôn quê Nguyễn Thị Hiên đã cùng ông chia bùi, sẻ ngọt rồi nên vợ, thành chồng, chung tay xây dựng cuộc sống.

Vào thời điểm ấy, đất đai, đồi rừng bỏ hoang, chỉ thiếu sức và bàn tay lao động con người. Vợ chồng ông làm đơn xin nhận một khu đất trong tận cùng của thôn 5, khai phá, an cư lập nghiệp. Ban đầu, vừa khai hoang, vỡ đất trồng cây, kết hợp chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà. Sau khi được học tập từ những chương trình tập huấn của xã, huyện, tham khảo kinh nghiệm từ nhiều mô hình kinh tế đồi rừng, ông đã trồng bồ đề, bạch đàn, tre, hóp, chè… Hơn mười năm nay, ông chuyển sang trồng keo lai, một loại cây phù hợp thổ nhưỡng, phát triển rất nhanh và cho năng suất cao. Đến nay, từ thu nhập của 6ha vườn rừng, kết hợp chăn nuôi, gia đình ông đã có một ngôi nhà to đẹp, các con được ăn học đầy đủ và trưởng thành.

Riêng trong năm 2013, gia đình ông thu trên 150 triệu đồng từ bán keo, hóp, trên 40 triệu đồng tiền bán chè, hơn 50 triệu đồng tiền bán lợn thịt và trứng gà. Từ chỗ phải đi vay vốn để mua cây, con giống, đến nay, gia đình ông đã tự sản xuất được giống vật nuôi với hàng trăm con gà đẻ trứng, từ 10 - 15 con lợn thịt và lợn nái. Ngoài ra, ông còn nuôi trâu để phục vụ việc cày, kéo.

Ông Lộc cho biết: “Tôi tuy bị thương nhưng còn may mắn được về lại quê hương, nhiều đồng đội của tôi đã ngã xuống, đến giờ vẫn còn nằm trên đất bạn. Khi nhập ngũ, chúng tôi đều chiến đấu quên mình vì Tổ quốc, nay đất nước đã hòa bình, mình phải xây dựng quê hương cho giàu đẹp”.

Nhờ những thành tích đó, ông đã được tặng thưởng bằng khen, Huân chương Chiến sỹ vẻ vang, Huy chương Kháng chiến hạng Nhì. Hàng năm, gia đình ông đều được công nhận gia đình văn hóa. Ông Nguyễn Quang Minh - Bí thư Chi bộ thôn 5 cho biết: “Cựu chiến binh Lê Xuân Lộc là một tấm gương tiêu biểu về sự năng động, dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế ở địa phương”.

KN (Nguồn: Báo Yên Bái)

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site