23:00 | 13/05/2016

Đưa thực phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng trên địa bàn thành phố

(LV) - Ngày 12/5, tại Hà Nội, Sở Công thương Hà Nội chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tổ chức hội thảo "Đưa thực phẩm an toàn đến người tiêu dùng trên địa bàn thành phố".

>>> Công bố chương trình “Địa chỉ Xanh- Nông sản Sạch”

Hội thảo nhằm giúp nhà sản xuất, nhà khoa học, nhà phân phối, kinh doanh và người tiêu dùng tìm giải pháp kiểm soát chất lượng.Theo số liệu của Sở Công thương Hà Nội, để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của gần 10 triệu người, nhu cầu tiêu thụ rau, thực phẩm trung bình hàng năm rất lớn, khoảng 890.000 tấn gạo, 139.000 tấn thịt lợn, 42.000 tấn thịt gà, 54.000 tấn hải sản tươi sống và chế biến, 900.000 tấn rau các loại... Trong khi đó, sản xuất, cung ứng của thành phố mới đáp ứng được 70% nhu cầu thịt gia súc, gia cầm, 60% rau củ tươi...còn lại là từ các tỉnh, thành phố khác trong cả nước cung cấp cho thành phố hoặc nhập khẩu từ nước ngoài về, vì vậy, việc cung cấp thực phẩm cho nhân dân luôn là vấn đề nan giải, nguy cơ về an toàn thực phẩm đối với Hà Nội là rất lớn.

Theo Sở Công thương Hà Nội, thành phố có gần 58.100 cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm lớn; có 3/6 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp đang hoạt động công suất đạt 12-20%; có 17 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm bán công nghiệp; có 4 khu giết mổ gia súc, gia cầm thủ công với lượng giết mổ 255,28 tấn thịt gia súc; 58,6 tấn thịt gia cầm... Việc phân phối rau an toàn (RAT) có 6 hình thức chính, trong đó, các siêu thị chiếm khoảng 1,5% sản lượng RAT; cửa hàng phân phối bán lẻ chiếm 1,5%; giao theo hợp đồng tới nhà hàng, bếp ăn, tập thể...chiếm 1,8% do các hợp tác xã hoặc doanh nghiệp thực hiện.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị.

Hà Nội đang có 48 cơ sở sơ chế RAT cũng là 48 chuỗi tiêu thụ RAT theo liên kết dọc. RAT có tem, nhãn nhận diện, truy xuất nguồn gốc được tiêu thụ qua 18 doanh nghiệp; 17 HTX cung cấp cho các cửa hàng bán lẻ, điểm phân phối, siêu thị, bếp ăn tập thể với sản lượng gần 20.000 tấn/năm. RAT chưa có tem, nhãn nhận diện truy xuất nguồn gốc tiêu thụ tại các chợ, đầu mối, chợ dân sinh... với sản lượng hơn 370.000 tấn/năm.

Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: trên thực tế, chợ truyền thống vẫn là kênh phân phối thực phẩm tươi sống quan trọng nhất hiện nay bất chấp sự cạnh tranh mạnh mẽ của loại hình phân phối hiện đại là siêu thị. Hơn 80% người tiêu dùng vẫn mua thực phẩm tại các chợ truyền thống do thói quen tiêu dùng, sự tiện lợi, người mua có nhiều lựa chọn phù hợp với mức thu nhập, được mặc cả. Tuy nhiên, hàng hoá được phân phối tại nhiều chợ dân sinh, nhất là các chợ tại các xã vùng sâu, vùng xa khó kiểm soát về nguồn gốc, chất lượng, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều mặt hàng tươi sống không có bao bì, tem nhãn.

Bên cạnh đó, còn tồn tại hàng trăm tụ điểm chợ cóc phát sinh phục vụ nhu cầu mua bán nông sản, thực phẩm thiết yếu hàng ngày tại các khu tập trung đông dân cư, lấn chiếm lòng đường vỉa hè... Ngoài ra, Hà Nội còn hàng nghìn cửa hàng, nhà hàng ăn uống từ bình dân đến cao cấp, hàng ngày cung cấp một lượng thức ăn rất lớn cho khách hàng. Phần lớn những cửa hàng ăn uống bình dân chưa đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thời gian qua công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, cảnh báo đến người dân về các loại thực phẩm không an toàn đã đạt những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, tình trạng ngộ độc thực phẩm còn tiềm ẩn, diễn biến phức tạp. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chạy theo lợi nhuận không tính đến quyền lợi của người tiêu dùng. Công tác quy hoạch các vùng sản xuất thực phẩm an toàn, cảnh báo, kiểm soát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm còn nhiều bất cập. Áp lực của việc tăng năng suất vật nuôi, cây trồng cũng làm tăng việc sử dụng hoá chất trong quá trình sản xuất thực phẩm.

Thực tế, do công tác quản lý theo chuỗi thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn chưa nhiều, chưa gắn kết với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm nên thực phẩm an toàn chưa thực sự tạo được niềm tin cho người tiêu dùng.

Trao đổi về các giải pháp để đưa thực phẩm sạch, chất lượng cao đến với người dân, PGS.TS. Lê Đức Mạnh, Viện trưởng Viện công nghiệp thực phẩm cho rằng, an toàn thực phẩm là vấn đề cần phải được quan tâm, nâng cao nhận thực cho người trực tiếp tham gia sản xuất và chế biến, lưu thông thực phẩm. PGS.TS. Lê Đức Mạnh đề nghị, các cơ quan có thẩm quyền rà soát lại các văn bản hiện hành, chỉnh sửa, ban hành đồng bộ và có tính khả quan cao để giúp công tác quản lý an toàn thực phẩm được thuận lợi. Các chế tài xử lý vi phạm cần phải cụ thể và theo hướng đủ sức răn đe. Về mặt tổ chức, phải xác định trách nhiệm rõ ràng cho các cơ quản lý nhà nước, tránh hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm dẫn tới công tác quản lý lỏng lẻo, thiếu sâu sát.

Đại diện cho các doanh nghiệp, Giám đốc Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh nông sản sạch Tây Bắc Việt Nam Trần Minh Thái chia sẻ, để các thực phẩm sạch có thể đến với người tiêu dùng, nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để hạ giá thành sản phẩm. Xử phạt nặng các doamh nghiệp kinh doanh thực phẩm không an toàn hoặc các doanh nghiệp mượn danh nghĩa sản xuất kinh doanh thực phẩm sạch nhưng sản phẩm cung cấp không không đạt tiêu chí về chất lượng cũng như không an toàn đối với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, đề nghị các cấp, ngành hỗ trợ quy hoạch tập trung vùng nguyên liệu, vùng sản xuất để có thể dễ dàng quản lý, giám sát quy trình.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Huy Đăng cũng cho biết: Trên cở sở Quy hoạch chung Thủ đô đã được phê duyệt, Sở Nông nghiệp & PTNT đang tham mưu cho thành phố phát triển nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng chăn nuôi, hợp tác xã chăn nuôi; hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản, tăng cường hình thức thâm canh; xây dựng đề án trồng rau an toàn.

Sở cũng đã hỗ trợ 100% chi phí tập huấn về trồng rau an toàn, hỗ trợ 100% văcxin, thuốc khử trùng trong chăn nuôi. Đặc biệt, Sở đang tiến hành xây dựng các chuỗi rau, thịt, trứng an toàn với kinh phí khoảng 20 tỷ đồng. Thời gian tới, Sở tiếp tục hỗ trợ nhiều hơn trong việc đưa công nghệ khoa học vào sản xuất. Phó Giám đốc sở NN&PTNT hy vọng rằng với những việc làm đó sẽ đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đem đến cho người tiêu dùng nhiều sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng cao.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công thương Hà Nội khẳng định vấn đề cung cấp thực phẩm sạch, chất lượng cao cho nhân dân luôn được chú trọng. Tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp, cần phải có sự vào cuộc của tất cả mọi người. Vì vậy mong rằng người sản xuất, doanh nghiệp, các nhà khoa học, các cấp quản lý cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa. Đối với các cấp quản lý cần đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất, giảm thủ tục hành chính giúp đỡ về cơ chế vay vốn cho các doanh nghiệp, tăng cường công tác thanh kiểm tra và là cầu nối giữa 4 nhà. Đối với các nhà khoa học, đồng chí đề nghị cần hợp tác với doanh nghiệp, người sản xuất để đưa ra các quy trình sản xuất chuẩn, có chất lượng cao. Đồng thời, đưa ra các luận cứ để chứng minh cho quy trình sản xuất là an toàn. Bên cạnh đó, đưa công nghệ vào để truy xuất nguồn gốc hàng hóa, giúp người tiêu dùng yên tâm.

Pv

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site