08:55 | 20/11/2016

Làng nghề thêu Quất Động trước những thách thức bảo tồn

(LV) - Làng thêu Quất Động thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng với nghề thêu truyền thống. Những năm gần đây, làng nghề đang đứng trước những thách thức bảo tồn không nhỏ.

 >>> Làng nghề đan lát Đà Lam

Thổi hồn cho vải

Theo các cụ già trong làng thì nghề thêu ở đây có từ thế kỉ XV vào đời vua Lê Thánh Tông. Ông tổ của nghề thêu là Lê Công Hành-người con của mảnh đất Quất Động. Sử sách ghi lại sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi ông được cử đi xứ sang Trung Quốc. Trông thời gian đi xứ ông học được nghề thêu của Trung Hoa và sau khi về nước ông đã truyền nghề cho dân làng Quất Động. Quất Động là quê hương của ông nên nó cũng là cái nôi của nghề thêu Việt Nam.

Với những đôi bàn tay khéo léo của người thợ thêu họ đã thổi hồn vào những tấm vải, lụa hình ảnh gà, lợn cùng cảnh sinh hoạt đời thường của con người nơi đây. Những sản phẩm thêu được làm ra thật sinh động và tinh tế. Cũng theo các cụ trong làng kể lại sản phẩm thêu ngày xưa chỉ dành cho giới vua quan quý tộc và được trưng bày trong đình, chùa.

Những nghệ nhân thổi hồn cho vải
Những nghệ nhân thổi hồn cho vải (Ảnh: internet).

Với đặc trưng mềm, mịn, màu sắc rõ nét, có chiều sâu… sản phẩm của làng thêu Quất Động không chỉ chiếm được sự tin dùng của người tiêu dùng trong nước mà còn có sức hút lớn, là lựa chọn hàng đầu của các nhà nhập khẩu, khách du lịch cho dù giá sản phẩm thêu, đặc biệt là tranh thêu của Quất Động không hề rẻ. Theo đó, sản phẩm của làng thêu Quất Động cũng đã được xuất khẩu đi khắp các thị trường: Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada…

Thời kỳ hoàng kim, làng nghề giải quyết việc làm cho 3.500 lao động với mức thu nhập ổn định. Làng thêu Quất Động với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, đã đóng góp không nhỏ cho tạo dựng bản sắc văn hóa Việt Nam, đã gắn bó, ảnh hưởng tới đời sống văn hóa kinh tế xã hội cũng như là niềm tự hào của người dân nơi đây.

Những thách thức bảo tồn

Ở thời điểm hiện tại làng thêu Quất Động đã mất đi sự sôi động đó và điều dễ nhận thấy nhất là người dân không còn mặn mà với nghề truyền thống của làng nữa. Cùng với thăng trầm của lịch sử dân tộc làng thêu Quất Động cũng có những lúc thăng trầm trong việc phát triển và gìn giữ giá trị truyền thống nghề thêu. Giờ đây, nghề thêu của làng cũng đã bị mai một nhiều, giới trẻ đang quay lưng lại với nghề, nếu còn người theo nghề thì chỉ là người đã có tuổi và số lượng là rất ít. Cụ Bùi Văn Tài nghệ nhân của làng bày tỏ: “ Có lẽ chỉ ít năm nữa thôi sẽ chẳng còn ai nhắc đến làng thêu Quất Động nữa, tuổi trẻ bây giờ không còn muốn gắn bó với nghề nữa. Nghĩ mà thấy tiếc cho số phận một truyền thống của quê hương”. Người có tâm huyết với nghề cho rằng trước những thay đổi của cuộc sống mọi giá trị truyền thống của làng nghề cũng dần đi vào quên lãng. Đó cũng là tình trạng chung của tất cả những làng nghề ở Việt Nam hiện nay.

Giờ đây, khi đến với làng Quất Động người ta không còn bắt gặp cảnh nhà nhà thêu, người người thêu như trước nữa. Và đặc biệt là lượng tiêu thụ các sản phẩm thêu tại một trong số ít cửa hàng còn khá khiêm tốn. Chị Tạ Thị Dung chủ cửa hàng Hoàng Dung cho biết: “Tôi đã gắn bó với nghề thêu được 30 năm rồi. Tôi thấy bây giờ để đào tạo ra một tay kim giỏi và trẻ rất khó. Vì tuổi trẻ bây giờ không còn đam mê và hứng thú với việc ngồi miệt mài bên khung thêu như trước nữa. Mà sản phẩm tranh thêu bán cũng chậm, công thì không đáng là bao nên mọi người cũng chán. Tôi nghĩ rằng chẳng bao lâu nghề thêu sẽ dần vào quên lãng ”.

Làng nghề thêu trước những thách thức bảo tồn (Ảnh: internet)
Làng nghề thêu trước những thách thức bảo tồn (Ảnh: internet).

Lý giải về nguyên nhân của tình trạng Quất Động đang mất dần lao động, chính quyền địa phương cho rằng: Nguyên nhân dẫn tới tình trạng người dân nhất là lớp thanh niên dần quay lưng lại với nghề chủ yếu là do làng thêu Quất Động nằm sát với Cụm công nghiệp Quất Động, doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp lại thường xuyên tuyển lao động, do đó người dân dễ dàng tìm được việc làm mới nên bỏ nghề thêu.

Không chỉ làng nghề thêu Quất Động mới thêu tay mà ở nhiều nơi khác, nhiều nước khác cũng có. Nhưng điều gì làm nên nét đặc sắc khác biệt của tranh thêu tay ở đây và những nơi khác? Điều này chắc hẳn chúng ta cũng đã trả lời được rồi.Tranh thêu nghệ thuật truyền thống của dân tộc đã làm nên sức sống trong lòng người yêu tranh, với những bức tranh mang đậm hồn quê với cây đa, giếng nước, sân đình thơ mộng và hiền hòa.Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một làng nghề thêu tranh như Quất Động phát triển được không phải là chuyện dễ dàng. Để làm được điều đó, Quất Động đã biết cách kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố truyền thống với hơi thở thời đại, làm hồi sinh một dòng tranh nổi tiếng, một làng nghề tưởng chừng như chỉ còn trong những câu chuyện huyền thoại.

Hiện nay việc gìn giữ và bảo tồn những giá trị của nghề thêu truyền thống là hoàn toàn không dễ dàng bởi những vấn đề khách quan và chủ quan. Tùy thuộc một phần lớn vào ý thức người dân làng nghề và những chính sách bảo tồn của nhà nước.

Tuệ Bình

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site