19:45 | 12/01/2017

Đi tìm cư dân làng Vạc thuở xưa

(LV) – Trải qua biết bao biến cố, thăng trầm của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, cư dân làng Vạc xã Nghĩa Hòa, Thị xã Thái Hòa, Nghệ An còn mang dáng dấp của cư dân Việt cổ trước kia.

 >>> Di tích và lễ hội đền Nưa

Làng Vạc - trung tâm văn hoá vùng Tây Bắc Nghệ an

Cư dân chủ yếu là người Việt hiện đại, trong đó có một số đồng bào dân tộc thiểu số. Việc ăn ở, đi lại của những đồng bào nơi đây như người Kinh bởi sự giao thoa và lối sống cận cư với người Việt chiếm số đông nên ảnh hưởng sâu sắc văn hóa và tín ngưỡng của người Việt.

Ở đây có bộ cồng chiêng của dân tộc Thổ vẫn còn được lưu giữ và ngân vang nhờ bàn tay của các nghệ nhân mỗi khi có ngày hội của làng hoặc lễ tết . Và cư dân làng Vạc nơi đây làm lúa nước, trồng trọt, chăn nuôi là nền kinh tế chính.

Trải qua nhiều thay đổi về địa giới hành chính, vùng đất Thái Hoà có một cộng đồng người Việt Nam thuộc nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh tồn và phát triển, cùng dựng xây và đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước. Thái Hoà và nhiều điạ phương lân cận là nơi đã phát hiện được những hiện vật, những di tích, di chỉ về con người và nền văn hoá thuộc thời đại nguyên thuỷ, thời đại đồ đá, đồ đồng. Làng Vạc (xã Nghĩa Hòa) nằm bên bờ sông Hiếu là một khu di chỉ khảo cổ còn lưu giữ nhiều hiện vật bằng gốm, bằng đồng, kể cả trống đồng của cư dân nông nghiệp thời các Vua Hùng dựng nước.

Cổng vào khu di tích làng Vạc
Cổng vào khu di tích làng Vạc.

Cho đến nay Làng Vạc là di tích phát hiện được nhiều mộ táng nhất của nền văn hoá Đông Sơn trên đất nước ta. Trên diện tích 1.438m2 qua 5 lần khai quật đó phát hiện ra 247 ngôi mộ với hơn 1.228 hiện vật phong phú và đa dạng bằng: đồng, gốm, đá, thuỷ tinh và bằng sắt, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm tiêu biểu cho nền văn minh Việt cổ như: trống đồng, rìu xéo, dao găm cán tượng người, tượng voi, hổ…

Trong một ngôi mộ ở Làng Vạc, các nhà khảo cổ đã tìm thấy răng trâu, nghé. Trên mặt một trống đồng Làng Vạc cũng có hình 8 con bò đực, bò cái. Điều đó chứng tỏ thời bấy giờ, trâu, bò đã là vật nuôi quen thuộc của con người. Ngoài trâu bò, lợn, người Làng Vạc còn “dụ” được cả voi. Cán một chiếu dao găm đồng khắc hình một con voi với hành rộng trên lưng đã minh chứng cho điều đó. Nhờ có công cụ bằng đồng và sức kéo của trâu bò mà năng suất lúa của cư dân Làng Vạc khá cao. Những chiếc nồi, thạp đựng thóc tìm được chứng tỏ con người nơi đây đã có của ăn của để. Các chõ đồ xôi cũng thể hiện cư dân bản địa đã trồng và dùng lúa nếp làm lương thực.

Trống đồng làng Vạc
Trống đồng làng Vạc.
 

Cùng với sự đi lên của ngành trồng trọt và chăn nuôi, nghề thủ công mỹ nghệ ở Làng Vạc cũng khá phát triển. Tại đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hơn 50 hạt cườm bằng đá, có loại hình trụ màu trắng, có loại hình hạt đỗ xanh màu hồng vân trắng. Dấu vết đan lát, xe sợi cũng được tìm thấy ở Làng Vạc, làng Bồi. Trong những người phụ nữ có khăn, áo, váy, thắt lưng ở các cán dao găm bằng đồng tìm thấy ở Làng Vạc đó thể hiện sự phát triển của ngành dệt vải thời đó. Nghề làm gốm của cư dân Làng Vạc khá thịnh hành. Trong các ngôi mộ đó tìm thấy 5 loại với 8 kiểu dáng khác nhau.

Những giá trị văn hóa độc đáo

Biểu hiện rõ nét trình độ phát triển của cư dân Thái Hoà là khả năng luyện, đúc đồ dùng bằng đồng. Trống đồng, hiện vật đặc trưng của văn hoá Đông Sơn đã tìm thấy ở Làng Vạc và rải rác ở các vùng lân cận như: xã Đông Hiếu, làng Bồi (xã Nghĩa Tiến)… Trống đồng Làng Vạc là sự kết tinh giữa tài năng kỹ thuật, trình độ kinh tế và thẩm mỹ văn hoá của tổ tiên xưa. Những trống đồng cổ nhất, đẹp nhất thuộc văn hoá Đông Sơn đã tìm thấy ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam, nhưng chưa có địa điểm nào tập trung nhiều trống đồng lớn và đẹp như ở làng Vạc.

Thế giới tâm linh của người Làng Vạc xưa cũng rất phức tạp, cách chôn người chết và đồ mai táng rất đa dạng. Đáng chú ý là loại mộ nồi vò úp nhau. Quan sát các đồ vật chôn theo người chết cho thấy xã hội thời bấy giờ đã có sự phân chia giai cấp: có mộ người giàu và mộ người nghèo, tuy nhiên mức độ cách biệt chưa thật sâu sắc.

Khai hội làng Vạc
Khai hội làng Vạc.

Từ những di vật hiện có và qua nghiên cứu khoa học, so sánh một số khu di chỉ trên cả nước, giáo sư, tiến sỹ Hoàng Xuân Chinh - Viện khảo cổ học Việt Nam đã đánh giá: “Làng Vạc có thể sánh ngang hàng với những di tích văn hoá Đông Sơn nổi tiếng ở lưu vực sông Hồng như: Vinh Quang, Làng Cả… nếu không muốn nói có thể ở một vị trí cao hơn. Cái lớn lao, cái vĩ đại của Làng Vạc không phải chỉ ở số lượng mộ táng được phát hiện và số lượng hiện vật thu được mà quan trọng hơn là những vấn đề được thể hiện qua đó”.

Với những chủ trương quyết sách đúng đắn, từng bước nâng tầm quy mô lễ hội và quy hoạch khu di chỉ Làng Vạc không những là điểm đến của du khách thập phương về văn hoá tâm linh mà còn là điểm văn hoá du lịch lý tưởng trong tương lai nằm trong tour du lịch: Rú ấm - Cây đa -Làng trù - Làng Vạc - Lâm viên Bàu sen.

Thanh Nga


Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site