08:08 | 16/09/2017

Làng chạm rồng Phù Khê

(LV) - Vùng quê Phù Khê (xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), nơi có nghề chạm trổ hình tượng rồng nức tiếng, thể hiện tài năng của người thợ Phù Khê từ xưa. Nay đã và đang hiện hữu, minh chứng cho sự giàu có và khởi sắc của một vùng quê.

Phù Khê xưa vốn đã là đất thợ của kinh đô Thăng Long, nơi chế tác nhiều sản phẩm phục vụ cho kinh đô, cung vua phủ chúa. Tài năng của những người thợ Phù Khê có thể sánh ngang với những người thợ giỏi kinh thành Thăng Long, bởi họ có thể chạm trổ hình tượng rồng rất khéo léo. Vùng đất nghề có tuổi đời hơn 800 năm có những lúc đã đạt đến độ hoàng kim. Người Phù Khê đã góp tài năng của mình, làm nên những công trình kiến trúc có giá trị như: chùa Bút Tháp, chùa Lim, chùa Tây Phương, đình Điềm Xá, đình Đình Bảng, đền Ngọc Sơn… Hiện tại, đình làng Phù Khê còn lưu giữ sắc phong của vua ban vì người Phù Khê đã có công lớn trong việc xây dựng cung đình, lăng tẩm.

Nhờ sự khéo léo, người thợ Phù Khê đã tạo ra sản phẩm chạm trổ hình rồng rất đẹp mắt và tinh tế
Nhờ sự khéo léo, người thợ Phù Khê đã tạo ra sản phẩm chạm trổ hình rồng rất đẹp mắt và tinh tế . Ảnh: Trịnh Bộ

Nếu nhìn vào sự phát triển sôi động hiện nay của làng nghề Phù Khê, chắc ít ai nghĩ làng nghề đã có những lúc thăng trầm. Đặc biệt, sau thời gian bị thực dân Pháp đô hộ và kháng chiến chống Mỹ, làng nghề xơ xác, các nghệ nhân không còn, do đó không truyền lại nghề được cho con cháu. Nghề chạm trổ tưởng chừng bị thất truyền. Nhưng khi hòa bình lập lại, những người con Phù Khê vẫn mong muốn khôi phục lại nghề cổ.

 

Gia đình thợ chạm trổ Đinh Văn Tuấn - Trần Thị Yến (thôn Phù Khê Thượng, xã Phù Khê) vẫn duy trì nghề chạm trổ rồng trên tranh tường của gia đình để lại
Gia đình thợ chạm trổ Đinh Văn Tuấn - Trần Thị Yến (thôn Phù Khê Thượng, xã Phù Khê) vẫn duy trì nghề chạm trổ rồng trên tranh tường của gia đình để lại . Ảnh: Trịnh Bộ

 

Đôi bàn tay khéo léo của người thợ Phù Khê đã tạo nên dáng oai nghiêm của rồng
Đôi bàn tay khéo léo của người thợ Phù Khê đã tạo nên dáng oai nghiêm của rồng . Ảnh: Trịnh Bộ

Trên khắp các tuyến đường liên xã cũng như khi vào ngõ xóm, chúng tôi đều thấy sự hiện diện của nghề. Theo ông Nguyễn Thành Hưng, Trưởng thôn Phù Khê Thượng thì hiện nay tại thôn Phù Khê Thượng, nơi tập trung chủ yếu các doanh nghiệp, có 7 công ty và hơn 70 cơ sở sản xuất thường xuyên gỗ mỹ nghệ, giá trị sản xuất chiếm hơn 80% giá trị sản xuất toàn xã. Trên toàn xã, đã có 60 hộ thành lập doanh nghiệp. Hầu hết người dân đều tham gia làm nghề mộc, nghề chạm trổ truyền thống, chế tác, sản xuất sản phẩm mỹ nghệ. Nhờ đôi bàn tay khéo léo, kinh nghiệm kế thừa từ những thế hệ đi trước, người thợ Phù Khê luôn tạo ra sản phẩm tinh xảo. Hiện nay, một số công đoạn sản xuất được làm bằng máy móc, song phần lớn vẫn làm bằng tay.

 

Sản phẩm chạm trổ được người thợ trau chuốt tạo ra vẻ bóng đẹp trước khi xuất xưởng
Sản phẩm chạm trổ được người thợ trau chuốt tạo ra vẻ bóng đẹp trước khi xuất xưởng . Ảnh: Trịnh Bộ

 

Hình tượng rồng khỏe khoắn và rất có thần được tạo nên bởi bàn tay nghệ nhân Phù Khê
Hình tượng rồng khỏe khoắn và rất có thần được tạo nên bởi bàn tay nghệ nhân Phù Khê . Ảnh: Trịnh Bộ

Cùng với việc gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống, những người thợ Phù Khê đang ngày ngày làm giàu thêm cho chính bản thân và quê hương của họ.

Lê Linh

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site