16:00 | 07/10/2015

Hội thảo quốc gia thúc đẩy chính sách bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020

(LV) – Ngày 7/10, tại Tp Hồ Chí Minh, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam (Hội LHPN) với sự hỗ trợ của Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức hội thảo quốc gia thảo luận các biện pháp thúc đẩy chính sách bình đẳng giới tại vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2016-2020.

>>> Nhiều hoạt động chào mừng 85 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam

Với sự tham gia của hơn 60 đại biểu đến từ các bộ ban ngành làm công tác dân tộc và dân tộc thiểu số, Hội LHPN, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng đại diện các tổ chức dân sự xã hội hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới và dân tộc thiểu số, đại diện các tổ chức phát triển và cơ quan Liên Hợp Quốc, hội thảo là cơ hội để các đại biểu cùng nhìn lại những thành công, chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện chương trình và chính sách thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2011-2015, cùng nhau thảo luận các ưu tiên đồng thời định hướng các vấn đề bất bình đẳng giới cần quan tâm giải quyết trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng UBDT Hoàng Xuân Lương chia sẻ: “Với truyền thống văn hóa á đông, phụ nữ Việt Nam mà nhất là phụ nữ vùng đồng bào DTTS và miền núi còn chịu nhiều áp lực bởi khuôn mẫu, vai trò giới truyền thống; Đối với vùng DTTS trình độ dân trí và mặt bằng giáo dục thấp, các phong tục tập quán lạc hậu đã ăn sâu vào tư tưởng định kiến giới, trọng nam kinh nữ, ... Đây cũng chính là thách thức lớn trong tiến trình thúc đẩy thực hiện mục tiêu quốc gia bình đẳng giới ở nước ta nói chung và ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng, cần có thời gian và lộ trình và giải pháp hiệu quả mới có thể dần xóa bỏ được.”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Phát biểu về tầm quan trọng của bình đẳng giới tại vùng dân tộc thiểu số, bà Vũ Phương Ly, Chuyên gia cao cấp về chương trình của UN Women cho biết “Trong những năm gần đây, việc thực hiện bình đẳng giới tại Việt Nam đã có rất nhiều thành tựu nổi bật, tuy nhiên phụ nữ nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục, y tế, những dịch vụ an sinh xã hội cơ bản, và đặc biệt là công việc được trả lương. Tỉ lệ tảo hôn của các nhóm dân tộc thiểu số còn cao.”

“Lồng ghép giới vào các chính sách phát triển cho vùng dân tộc thiểu số và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ dân tộc tại các cơ quan ra quyết định cũng như xây dựng các biện pháp toàn diện để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết là một trong số những biện pháp quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của vùng dân tộc thiểu số” bà Ly nhấn mạnh.

Các đại biểu và các chuyên gia nghiên cứu trong nước cũng chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn cũng như các công cụ để thực hiện lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình phát triển tại vùng dân tộc thiểu số. Theo đó, cần có cách tiếp cận mới, không “bi kịch hoá” hay “nạn nhân hoá” phụ nữ mà cần tập trung vào tính tự chủ, tự tin của phụ nữ trong các hoạt động kinh tế, xã hội. Để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới cần tính đến mối quan hệ tương tác giữa các giới và điều kiện thực tiễn tại từng địa phương, văn hoá của từng dân tộc. Kết quả của hội thảo cũng sẽ giúp UBDT định hướng xây dựng Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020 của ngành dân tộc.

Hoàng Nguyên

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site