10:42 | 25/11/2015

Kon Tum nỗ lực bảo tồn Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

(LV) - Sau 10 năm được UNESCO vinh danh, ngày 23/11, nhân kỷ niệm Ngày di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2015-23/11/2015), tỉnh Kon Tum đã tổ chức sơ kết 10 năm Di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

  >>>Ché rượu cần ở nhà làng

Kể từ khi chính thức được UNESCO công nhận cồng chiêng Tây Nguyên là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại, tỉnh Kon Tum luôn đề cao ý thức bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Hiện tỉnh đang lưu giữ và bảo tồn 1.916 bộ cồng chiêng với 30 loại khác nhau, trong đó có các loại cồng chiêng cổ như chiêng tha (dân tộc Brâu), chiêng Pom, chiêng Pát (Gia Rai), chiêng Tơnơl (Ba Na), chiêng Nỉ, chiêng Xum (Giẻ Triêng), chiêng Xteng (Xê Đăng)…

Theo bà Phạm Thị Trung - Giám đốc Sở VHTTDL Kon Tum: đến nay có 593 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số, 323 đội nghệ nhân cồng chiêng, 243 thôn làng đồng bào dân tộc thiểu số có cồng chiêng và mở 26 lớp truyền dạy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian cho 482 người.

Bên cạnh những thành quả đạt được, công tác bảo tồn và giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể quý báu của nhân loại đang gặp những khó khăn, thách thức không nhỏ. Điển hình là sự biến đổi của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã và đang là nỗi lo của các nhà quản lý. Bởi lẽ không giống như một số di sản phi vật thể khác, Cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận do sự kết hợp của không gian và nghệ thuật.

Cồng chiêng Tây Nguyên là loại nhạc cụ độc đáo, đặc sắc và đa dạng
Cồng chiêng Tây Nguyên là loại nhạc cụ độc đáo, đặc sắc và đa dạng.

Song, cuộc sống hiện đại với sự tác động không nhỏ của kinh tế thị trường đã và đang dần thay đổi bộ mặt không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: những nét đặc trưng như các gian nhà dài, bến nước, nhà mồ, sinh hoạt văn hóa của người dân bản địa … đang dần phôi phai nếu không có sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lí, âm nhạc cồng chiêng đối mặt với nguy cơ thương mại hóa, đánh mất nét bản sắc nguyên thủy, thậm chí, ở một số nơi, người dân đã mang những bộ cồng chiêng quý báu của gia đình đi bán để lấy vốn, điều này không khó khăn không nhỏ cho việc lưu giữ các hiện vật quý báu của di sản văn hóa…Thực tế đó đang đặt ra những khó khăn, thách thức không nhỏ cho các nhà quản lý.

Tại Hội nghị, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã tặng Bằng khen cho 6 tập thể, 6 cá nhân; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Giấy khen cho 5 tập thể và 24 cá nhân để vinh danh những tập thể, cá nhân đã có đóng góp tích cực trong công tác bảo tồn và gìn giữ di sản phi vật thể quý báu của nhân loại.

Khánh Vân

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site