16:39 | 24/01/2017

Hát lượn ngày xuân của người Tày, Cao Bằng

(LV) - Hát lượn là một thể loại dân ca của người Tày giống như hát ví, hát ghẹo của người Kinh. Đó là những câu hát đề cập đến mọi mặt của đời sống, ca ngợi quê hương, đất nước, cảnh đẹp của thiên nhiên, những câu hát giao duyên, đối đáp. Đồng thời những câu hát ấy còn là thước đo cho sự hiểu biết, thông minh, hiếu khách... của người Tày, Nùng xưa.

 >>> Độc đáo làn điệu Khắp của người Thái ở Lang Chánh

Hát lượn ngày xuân

Hội xuân của người Tày có nhiều hình thức nhưng hình thức phổ biến nhất đó là hội “Lồng tồng” (hay hội xuống đồng). Hội xuống đồng được tiến hành vào tháng giêng, tháng hai âm lịch, thời gian kéo dài hội tùy từng vùng có nơi chỉ diễn ra một ngày, có nơi diễn ra từ hai hay ba ngày. Hội thường được tổ chức ở giữa cánh đồng của từng làng, bản. Tùy từng nơi mà địa điểm có thể thay đổi hoặc cố định do theo quy ước của làng hay những người xưa đã chọn. Trong tất cả các đám ruộng thì chọn đám nào to nhất và có vị trí, lối đi tương đối thuận lợi để làm nơi mở hội.

“Lồng tồng” là ngày cúng tế, hát những bài cầu khẩn thần nông, chúc mừng chăm họ, mong mỏi mùa màng bội thu và cũng là ngay diễn ra các trò chơi dân gian và hát lượn. Trai gái nhiều bản mường đến chơi và gặp gỡ nhau và hình thành những tốp lượn, những cặp lượn, trai làng này lượn với gái làng khác. Nếu ở giữa đám hội thì họ lượn những bài những “khúc” lượn chào mừng, chúc mừng. Nhưng khi chỉ có trai gái lượn với nhau thì họ lượn những bài, những khúc tâm tình thực sự để tim hiểu về nhau và thử trình độ khả năng đối đáp của cả hai bên nam, nữ.

Các hình thức hát lượn

Lượn lề lối: Lượn lề lối hay lượn nghi thức còn được gọi là lượn trên “sân khấu nhà sàn”. Khởi đầu của lượn lề lối là những bài lượn “phuối pác – phuối rọi” diễn ra ở “sân khấu ngoài trời”. “Sân khấu ngoài trời” là sân khấu hoàn toàn tự do và tự phát, diễn ra bất cứ ở đâu, vào hoàn cảnh nào... Ở đó họ tự do hát lên những tình cảm tự nhiên, bộc trực như họ muốn. Chính vì thế những câu “phuối rọi” rất phong phú sinh động và tràn làn sức sống của tuổi trẻ.

Lượn chuyển từ “sân khấu ngoài trời” đến “sân khấu nhà sàn” là một bước phát triển mới. Về mặt nội dung phong phú hơn nhiều, với nhiều đề tài mới được nảy sinh và phát triển. Phương pháp diễn xướng từ tự phát đến tự giác có lề lối, có tổ chức.

Lượn quan làng: Là làn điệu chuyên dùng hát trong đám cưới của người Tày. Xưa nay đám cưới của người Tày thường được tổ chức long trọng và gồm nhiều nghi thức, trong đó đón dâu và đưa dâu về nhà chồng là nghi lễ trung tâm của đám cưới. Theo tập tục của người Tày về cưới xin, nhà trai phải cử một đoàn đi đón dâu, do một người được gọi là “Quan làng” dẫn chú rể cùng phù rể tới nhà gái để tiến hành hôn lễ chính thức của họ hàng nhà gái. Để đón được cô dâu về nhà trai, ông “Quan làng” phải trải qua những bước “thử thách”, đương đầu bằng tài trí của mình, dựa vào kho tàng phong phú được tích lũy qua bao thế hệ thành những bài thơ và “lượn” đám cưới mà người Tày gọi là “lượn quan làng”.

Toàn bộ “lượn quan làng” gồm hai nhóm bài: một nhóm là những bài của nhà trai đi đón dâu; một nhóm là những bài của nhà gái đưa dâu về nhà chồng. Những bài lượn này là những bài được sáng tác sẵn, theo thể thơ mà các thế hệ ông quan làng đi trước để lại cho những người sau kế thừa.

Lượn slao báo – hát giao duyên: Trong kho tàng ca hát cổ truyền dân gian của người Tày, bộ phận “lượn slao báo” hát giao duyên chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa nói chung và trong sinh hoạt âm nhạc nói riêng. Nó phản ánh tư tưởng, tình cảm ước mơ và nguyện vọng của con người lao động miền núi, phản ánh cả các sinh hoạt kinh tế xã hội của người Tày.

“Lượn slao báo” tuy chủ yếu là của tầng lớp thanh niên nhưng nó bao hàm một sinh hoạt thật sự quần chúng rộng rãi, làm say mê tuổi trẻ nhưng cũng lôi cuốn đối với tầng lớp người trung niên. Cũng vì lẽ đó mà không lấy gì làm lạ nếu có người đã có chồng, có vợ vẫn tham gia “lượn”.

Ngoài những hình thức hát giao duyên trực tiếp còn có một hình thức giao duyên gián tiếp nữa là gửi “phong slư” cho nhau. “Phong slư” là những bức thư viết bằng thơ về tình yêu của lúa tuổi hoa niên. Khi hai người nam nữ gặp nhau qua hát lượn và trò chuyện thì lúc họ ở xa nhau sẽ gửi cho nhau những bức phong slư” để bày tỏ tình cảm của mình.

Những lời ca tạo nên không khí phấn khởi, sảng khoái, tạo niềm vui trong lao động, sinh hoạt, thêm tin yêu cuộc sống. Khi những buổi hát sli, lượn được tổ chức trong cộng đồng, mọi người cùng giao lưu, gặp gỡ, tâm tình vừa góp phần tạo nên tình đoàn kết, gắn bó, vừa là dịp để người lao động bảo lưu văn hóa truyền thống của mình qua các thế hệ. Việc xây dựng đề tài này chính là để góp phần khôi phục và phát huy vốn văn hóa truyền thống tốt đẹp ấy.

Phương Thảo

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site