18:16 | 18/11/2013

Hương ước, quy ước là nền tảng vững chắc xây dựng hệ thống pháp luật

(LV) - Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn trong buổi Tọa đàm “15 năm thực hiện Chỉ thị 24/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư” diễn ra chiều ngày 18/11/2013 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

>>> Đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam - kết tinh di sản đặc biệt quý báu của dân tộc 

>>> Khai mạc Trại sáng tác điêu khắc Tây Nguyên 

>>> Hội nghị gặp mặt cán bộ Mặt trận qua các thời kỳ  

Toạ đàm là hoạt động trong khuôn khổ Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam từ ngày 18 - 24/11/2013.

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn phát biểu tại Toạ đàm
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn phát biểu tại Toạ đàm. Ảnh: Hà Tuấn

Phát biểu khai mạc Toạ đàm, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho rằng: Xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước là truyền thống đạo lý của dân tộc ta đã có từ bao đời nay, việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của mỗi làng, thôn, ấp, bản là điều không thể thiếu trong các chế đội xã hội, giai cấp khác nhau. Mặc dù, thôn, ấp, bản, làng không phải là một cấp chính quyền nhưng là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư, là nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư, bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trường, xây dựng cuộc sống mới, tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp và thuần phong mỹ tục của cộng đồng nhằm thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân và nhiệm vụ cấp trên giao.

Theo báo cáo đánh giá chung, trong 15 năm thực hiện Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ, Đảng ủy chính quyền và các ban ngành đoàn thể các cấp đã tổ chức mọi tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng mạnh mẽ các phong trào xây dựng làng, bản, thôn, ấp… đều gắn chặt với những nội dung cụ thể trong hương ước, quy ước. Kết quả, đến nay cả nước đã có 71.933/118.034 làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa được khen thưởng ở các cấp đạt tỉ lệ 60,94%. Cùng với việc không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, các hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư đã góp phần hỗ trợ không nhỏ trong việc thực hiện pháp luật của Nhà nước, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mang tính tự quản tại cộng đồng dân cư ở cơ sở.

Tuy vậy, kết quả việc xây dựng thực hiện các hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư còn chưa hiệu quả và vững chắc về nội dung, hình thức thể hiện. Một số cơ sở đưa nội dung xử phạt hành chính còn chưa đúng luật, làm ảnh hưởng tới quyền lợi kinh tế của người dân…

Toạ đàm lần này là dịp để đánh giá và nhìn lại đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm, tiến tới tổng kết “15 năm thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, thôn, bản, ấp, cụm dân cư”. Cũng từ Toạ đàm kịp thời đề ra những giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế, yếu kém từ đó phát huy và nhân rộng những điển hình tiên tiến làm cho hệ thống hương ước, quy ước thực sự thấm sâu vào lòng người và trở thành nề nếp sinh hoạt không thể thiếu trong cộng đồng dân cư.

Ông Nguyễn Văn Tiến, Giám đốc Sở VHTTDL Yên Bái cho biết: Song song với việc vận động xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng làng, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa, Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” hướng dẫn việc xây dựng quy ước trong các làng, thôn, ấp, bản, tổ dân phố phải được triển khai cùng lúc để nhân dân đồng thuận trong việc tham gia hưởng ứng thực hiện phong trào. Đến nay, tỉnh Yên Bái đã ra mắt xây dựng được 1.038/2.303 làng, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa và xây dựng quy ước được các cấp thẩm định đảm bảo không trái với quy định của pháp luật… Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ văn hóa thôn, bản, hướng dẫn xây dựng quy ước văn hóa thôn, bản, tập trung chỉ đạo hướng dẫn các xã, các thôn, bản, vùng dân tộc thiểu số chỉnh sửa, bổ sung quy ước cho phù hợp với tình hình phát triển của địa phương. Tiếp tục xây dựng quy ước làng, thôn, bản, ấp, tổ dân phố văn hóa, nâng cao chất lượng làng, thôn, bản, ấp, tổ dân phố văn hóa trên địa bàn.

Quang cảnh Toạ đàm
Quang cảnh Toạ đàm. Ảnh: Hà Tuấn

Từ thực tế trên địa bàn tỉnh Thái Bình, ông Phạm Hóa, Giám đốc Sở VHTTDL Thái Bình chia sẻ: Sau nhiều năm triển khai, công tác xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước làng văn hóa, trên 70% khu dân cư thuộc địa phận các xã ven biển đã họp rút kinh nghiệm, góp ý bổ sung hương ước, quy ước. Nhiều thành viên trong làng, thậm chí có người trước đây không tỏ ra hào hứng với việc xây dựng và không gương mẫu trong thực hiện quy định của quy ước, hương ước, nay đã nhận thức ra tác dụng to lớn và ý nghĩa quan trọng của sức mạnh cộng đồng dựa trên sự cộng cảm, cộng sinh, tự giác và dân chủ… đã hào hứng, tự giác tham gia và thảo luận sôi nổi, thêm điều này, bớt điều kia để quy ước, hương ước cho sát với thực tế.

Ông Nguyễn Ngọc Chiến, Trưởng phòng Văn hóa, Sở VHTTDL Lai Châu đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn tại địa phương, đó là: Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người cao tuổi, người có uy tín, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội và nêu cao tính gương mẫu của mỗi Đảng viên trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các nội dung của quy ước; Xây dựng các hương ước, quy ước hợp với Đảng, lòng dân và lấy ý kiến nhân dân khách quan dân chủ sau đó mới trình lên các cấp có thẩm quyền phê duyệt; Nêu cao công tác tuyên truyền vận động, thuyết phục và phải kiên trì; Phát huy tinh thần đoàn kết, lòng tự hào, tự tôn dân tộc của mỗi tộc người trong việc triển khai thực hiện quy ước.

Qua 11 ý kiến phát biểu, thảo luận, các đại biểu tham dự Toạ đàm nhất trí khẳng định vai trò của hương ước, quy ước trong việc góp phần nâng cao đời sống tinh thần, phát triển kinh tế, an ninh trật tự xã hội, xóa đói giảm nghèo… Kiến nghị, hương ước, quy ước ngày càng phát huy hiệu quả, đi vào cuộc sống, làm sao để “lệ làng” bù khuyết cho chỗ trống của “phép vua” tránh hình thức và hành chính hóa. Làm sao để hương ước, quy ước từng bước khẳng định sự tồn tại và trở thành công cụ hữu hiệu trong thể chế quản lý nông thôn. Hội nghị thống nhất chủ trương khuyến khích xây dựng và thực hiện các hương ước, các quy định về nếp sống văn minh ở các làng, thôn, bản ấp, cụm dân cư đã trở thành nền móng vững chắc cho việc xây dựng hệ thống pháp luật ở nước ta.

Thu Lê

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site