08:39 | 15/04/2016

Hội tụ và lan tỏa Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại “Ngôi nhà chung”

(LV) - “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc tại Thủ đô Hà Nội từng bước khẳng định vai trò trung tâm tổ chức các hoạt động chính “Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam” với quy mô quốc gia, góp cho mạch ngầm bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam chảy mãi.

>>> Về “Ngôi nhà chung” xem đồng bào Dao nhảy lửa 

>>> Hơn 400 diễn viên tham gia biểu diễn khai mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 

>>> Hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4: Ngàn tinh hoa hội tụ 

Ngày 17/11/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1668/QĐ-TTG về “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” 19/4, từ đó đến nay, hàng năm đây là ngày hội lớn của đồng bào các dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam và cũng từ đó, “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc tại Thủ đô Hà Nội từng bước khẳng định vai trò trung tâm tổ chức các hoạt động chính “Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam” với quy mô quốc gia, góp cho mạch ngầm bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam chảy mãi.

Trung tâm tổ chức các hoạt động hàng năm với quy mô quốc gia

Với vai trò là một thiết chế văn hóa lớn, được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, với sự hiện diện của quần thể về các nét văn hóa đặc trưng của 54 dân tộc anh em, cùng cảnh quan thiên nhiên, sinh thái, môi trường thuận lợi, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam hội tụ đầy đủ điều kiện để tổ chức các hoạt động bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam.

Những năm qua, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sự góp sức trách nhiệm của các Bộ, Ban, Ngành, cơ quan liên quan, đặc biệt là sự tham gia của các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” 19/4 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Hoạt động của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên tại Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam
Hoạt động của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên tại Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thanh Hà

Từ năm 2009, các hoạt động “Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam” 19/4 đã được tổ chức thành công tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam như: Lễ công bố Quyết định 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 19/4 là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (2009), Hội nghị về cơ chế phối hợp với các địa phương, dân tộc trong quản lý, vận hành Làng (2010), Festival Thanh niên các dân tộc Việt Nam (2011), Liên hoan Văn hóa các dân tộc Việt Nam (2012), các hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 và hưởng ứng Năm Gia đình Việt Nam (2013), Các hoạt động nhân dịp 5 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” (2014)… Cùng với các hoạt động trọng tâm, trọng điểm đó là các hoạt động tôn vinh những đóng góp của đồng bào trong việc xây dựng Làng, giao lưu văn hoá, văn nghệ, dân ca, dân vũ, tái hiện lễ hội, lễ thức dân gian, phong tục tập quán, giới thiệu ẩm thực, sản vật, thể thao các dân tộc... tạo cầu nối, sân chơi giao lưu học hỏi, giáo dục truyền thống yêu nước, tăng cường sự hiểu biết về văn hóa các dân tộc và đoàn kết các dân tộc giữa các địa phương, vùng miền trên cả nước tại “Ngôi nhà chung”.

“Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” cũng là dịp để Làng thực hiện định hướng của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ VHTTDL trong việc triển khai Đề án bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020 với hoạt động thiết thực. Nhằm huy động sức mạnh to lớn của các cộng đồng dân tộc và toàn xã hội trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc tại Làng. Đến nay, Ban Quản lý Làng đã nhận được gần 500 hiện vật khác nhau, từ nhạc cụ, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, trang phục, vật dụng thủ công truyền thống, các tài liệu quý về tôn giáo, tín ngưỡng dân tộc... Những kết quả đó đã góp phần khơi dậy lòng tự hào dân tộc, lòng tin, sự phấn khởi cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của các cộng đồng dân tộc trong việc nhân lên và lan tỏa sâu rộng ý nghĩa của “Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam” tại “Ngôi nhà chung”.

Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam - Ngày hội tôn vinh
Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam - Ngày hội tôn vinh "Bản sắc văn hoá Việt Nam". Ảnh: Hà Tuấn

Khẳng định sức sống, sự trường tồn của văn hoá Việt Nam

Năm nay, kỷ niệm “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” tròn 70 năm, đồng bào các dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đoàn kết thực hiện thắng lợi lời dạy của Bác Hồ trong thư gửi cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku (19/4/1946 - 19/4/2016). Chúng ta nhớ tới lời Bác: “Mỗi dân tộc cần chăm lo đến đặc tính dân tộc mình… Gốc của văn hóa mới là dân tộc”, để thấm thía rằng, trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng như hiện nay, bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề “sống còn” của quốc gia. Theo đó, các hoạt động “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” 19/4, với ý nghĩa thượng tôn: Ngày hội tôn vinh “Bản sắc Văn hóa Việt Nam”, càng phải phát huy hơn nữa nhiệm vụ cốt yếu: gìn giữ, phát triển các giá trị bản sắc văn hóa của các dân tộc, góp phần khẳng định sức sống, sự trường tồn của văn hoá các dân tộc Việt Nam.

Nhiều trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc thu hút đông đảo du khách
Nhiều trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc thu hút đông đảo du khách. Ảnh: Thanh Hà

Kinh nghiệm tổ chức tại Làng những năm qua cho thấy, khi chọn chủ đề “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” 19/4, cần dựa trên cơ sở đặc thù nhóm dân tộc về văn hóa, khu vực, vùng miền, nội dung cần đặt trọng tâm vào bảo tồn văn hóa bản địa của các dân tộc, hướng tới mục đích phát triển bền vững. Các nội dung hoạt động “Bản sắc văn hóa Việt Nam” ngoài phương châm để chủ thể tự giới thiệu về văn hóa của dân tộc mình, cần chú ý đến vấn đề nhân văn và văn hoá truyền thống của các dân tộc, tôn trọng các giá trị văn hoá, tập quán tín ngưỡng của đồng bào. Sẽ rất hiệu quả và tạo được sức thu hút, lan tỏa hơn nữa, nếu “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam được đổi mới thường xuyên về cách thức tổ chức, nội dung hoạt động, bên cạnh việc tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện không gian cảnh quan, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch...

Hy vọng, các hoạt động “Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam” 19/4 cùng với các hoạt động thường xuyên, hàng ngày, định kỳ chuyên đề hàng tháng đậm đặc các yếu tố bản sắc văn hóa dân tộc, đã và đang, tiếp tục được tổ chức tại “Làng”, sẽ thực sự là nơi chắp cánh cho sự thăng hoa, tự hào sáng tạo văn hóa của đồng bào các dân tộc Việt Nam, nơi hội tụ và lan tỏa bản sắc văn hóa Việt Nam.

Hoàng Huyền
Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site