15:32 | 08/05/2018

Cần làm rõ và kỹ hơn tiêu chí quy hoạch tượng đài Quốc ổ Hùng Vương

(LV) – Đó là đề nghị chung của nhiều nhà quản lý, nghiên cứu tại Hội thảo lấy ý kiến về “Nhiệm vụ, mục tiêu, tiêu chí Quy hoạch tượng đài, tượng ngoài trời Quốc tổ Hùng Vương đến năm 2035” diễn ra vào sáng ngày 8/5/2018, tại Hà Nội.

>>> Giỗ Tổ Hùng Vương - Vẫn chờ một cuốn sử đầy đủ

>>> Tượng đài và những trăn trở 

Hội thảo do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên chủ trì hội thảo. Tham dự Hội thảo còn có Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Vi Kiến Thành, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Phú Thọ Nguyễn Khắc Thủy cùng đông đảo các nhà nghiên cứu , nhà quản lý văn hóa, nhà quy hoạch, xây dựng...

Thứ trưởng Vương Duy Biên phát biểu tại Hội thảo
Thứ trưởng Vương Duy Biên phát biểu tại Hội thảo.

Thực hiện ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp với lãnh đạo tỉnh Phú Thọ tại Thông báo số 434/TB-VPCP ngày 27/12/2016 và Công văn số 10232/VPCP-KGVX ngày 26/9/2017 của Văn phòng Chính phủ về việc xây dựng Quy hoạch tượng đài Quốc tổ Hùng Vương. Chủ trương xây dựng Quy hoạch tượng đài Quốc tổ Hùng Vương đến năm 2035 là rất cần thiết làm cơ sở định hướng cho việc quy hoạch xây dựng hệ thống tượng đài Quốc tổ Hùng Vương.

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Thứ trưởng Vương Duy Biên nhấn mạnh, việc quy hoạch tượng đài Quốc tổ Hùng Vương nhằm mục đích kiểm soát về số lương và chất lượng các công trình tượng đài Quốc tổ Hùng Vương từ nay đến năm 2035 trong cả nước. Xác định nhiệm vụ, mục tiêu và địa điểm xây dựng tượng đài Quốc tổ Hùng Vương. “Tránh tình trạng mỗi địa phương một tượng đài Quốc tổ”, thứ trưởng cho biết.

Chính vì vậy, để lấy ý kiến rộng rãi của các nhà quản lý văn hóa, các nhà quy hoạch xây dựng, các nhà khoa học về lịch sử, di sản, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội thảo “Nhiệm vụ, mục tiêu, tiêu chí Quy hoạch tượng đài, tượng ngoài trời Quốc Tổ Hùng Vương đến năm 2035”.

Theo báo cáo về thực trạng các công trình tượng đài, tượng ngoài trời Quốc tổ Hùng Vương, hiện nay, đa số tượng vua Hùng được xây dựng trong các Đền thờ và một số ít ở không gian ngoài trời công cộng gồm có 03 tượng vua Hùng tại: Công viên văn hóa Đồng Xanh thuộc thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai; tượng ngoài trời Hùng Vương và tượng trong nhà tại Khu du lịch văn hóa Suối Tiên, TP Hồ Chí Minh. Theo khảo sát trên cả nước tượng Quốc tổ Hùng Vương hiện chưa có công trình nào được xây dựng đúng với tính chất và quy mô của công trình tượng đài. Các công trình hiện nay chỉ đang dừng lại ở dạng tượng thờ trong các đền hoặc khu tưởng niệm, là tượng trang trí phục vụ du lịch. Nếu xét tiêu chí là công trình tượng đài Hùng Vương thì hiện nay chưa có công trình nào được xây dựng ở Việt Nam.

Hội thảo có sự tham gia của nhiều nhà quản lý, nghiên cứu, xây dựng, quy hoạch
Hội thảo có sự tham gia của nhiều nhà quản lý, khoa học, xây dựng, quy hoạch.

Ông Vi Kiến Thành – Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cũng nêu ra các tiêu chí xây dựng tượng đài theo Dự án quy hoạch tượng đài Quốc tổ Hung Vương đến năm 2035 bao gồm các tiêu chí: Tiêu chí nội dung phải thể hiện lòng thành kính, tri ân công đức của vua Hùng, tôn vinh giá trị văn hóa, cội nguồn dân tộc, tinh thần đại đoàn kết dân tộc; Tiêu chí địa phương, địa điểm xây dựng phải có tiêu chí là đất Tổ Hùng Vương, địa phương có vị trí địa lý đặc biệt, tiêu biểu,thể hiện ý chí đại đoàn kết toàn dân tộc, địa phải có dấu ấn lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước, bảo vệ chủ quyền Quốc gia.; Tiêu chí nghệ thuật: phải là tượng đài có chất lượng nghệ thuật và giá trị thẩm mỹ cao, đẹp về ngôn ngữ tạo hình, điêu khắc, kiến trúc cảnh quan đẹp, phù hợp với tượng đài; Tiêu chí kỹ thuật thể hiện ở kết cấu, chất liệu tượng đài bền vững, công nghệ xây dựng lắp đặt tượng đài hiện đại.

Tượng 18 vị vua Hùng tại Thành phố Pleiku, Gia Lai
Tượng 18 vị vua Hùng tại Thành phố Pleiku, Gia Lai.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến góp ý xung quanh các tiêu chí của quy hoạch tượng đài Quốc tổ Hùng Vương. Các đại biểu cũng chỉ ra vua Hùng là một nhân vật huyền sử, cách đây hàng nghìn năm, không có tư liệu lịch sử bằng hình ảnh, ngay cả việc tìm hiểu để đưa ra một chứng cứ nhằm khẳng định trang phục của thời Hùng Vương cũng đã vô cùng khó khăn đối với các nhà khảo cổ, nhà sử học Viêt Nam. Trong đó, đa phần các ý kiến tán thành việc xây dựng quy hoạch tượng đài, tượng ngoài trời Quốc Tổ Hùng Vương để làm căn cứ pháp lý, làm tiêu chí đánh giá. Việc xây dựng tượng dài cũng cần nghiên cứu đưa ra một mẫu chung để tránh việc mỗi nơi xây dựng một kiểu, gây phản cảm. Đó đó, vấn đề quan trọng là xác định rõ các tiêu chí rõ ràng, cụ thể trong quy hoạch, đó cũng là việc Bộ VHTTDL đang thực hiện và phải theo lộ trình.

Kết thúc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên cho biết, sau đây ban soạn thảo sẽ tập hợp các ý kiến để hoàn thiện cho bản quy hoạch. Bởi “Không đơn thuần là vấn đề quy hoạch xây dựng, việc quy hoạch xây dựng tượng đài Quốc tổ Hùng Vương còn liên quan đến nhiều vấn đề rộng hơn, liên quan đến nhiều đối tượng và hàm chứa nhiều giá trị tâm linh, văn hóa truyền thống”, thứ trưởng Vương Duy Biên nhận định.

Được biết, vào ngày 10/5/2018 tới, Bộ VHTTDL sẽ tiếp tục tổ chức hội thảo lấy ý kiến tại thành phố Hồ Chí Minh.

Minh Quế



Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site