21:19 | 20/05/2015

Xây dựng nông thôn mới từ Tư tưởng Hồ Chí Minh

(LV) - Là một đất nước nông nghiệp, vấn đề xây dựng đời sống mới ở Việt Nam có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và an ninh, quốc phòng. Nhận thức được điều này, ngay từ những ngày đầu mới thành lập Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xem đây là phần quan trọng nhất trong chiến lược bảo vệ và xây dựng đất nước.

>>> Hồ Chí Minh - Tấm gương sáng của sự giản dị 

>>> Mit-tinh trọng thể kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) được khai sinh thì phong trào “Xây dựng đời sống mới” cũng lập tức được phát động. Để hiện thực hóa các mục tiêu của phong trào này, ngày 03/4/1946, Ủy ban vận động đời sống mới Trung ương được thành lập. Ngày 20/3/1947, tác phẩm “Đời sống mới” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời với bút danh Tân Sinh có tác dụng chỉ đạo và là cơ sở lý luận quan trọng cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới của chúng ta.

Xây dựng đời sống mới cho mỗi cá nhân

Muốn xây dựng thành công nông thôn mới mỗi người phải tự xây dựng đời sống mới cho riêng mình. Trên cơ sở đó góp phần xây dựng đời sống mới cho cả cộng đồng. Việc xây dựng đời sống mới phải được thực hiện trên các nguyên tắc: Cần, Kiệm, Liêm, Chính và tích cực tăng gia sản xuất. Mỗi cá nhân, mỗi tập thể và cả cộng đồng phải cố gắng nhiều hơn nữa trong lao động, trong tìm tòi, học hỏi và áp dụng tiến bộ của khoa học - kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Bác dạy rằng: “Đối với mỗi người: Việc gì có lợi cho Nước phải ra sức làm, việc gì hại cho Nước phải hết sức tránh”.

Công tác xây dựng phẩm chất đạo đức, nhân cách và khả năng của người nông dân là vấn đề nòng cốt. Người nông dân phải siêng năng, cần cù, hăng hái thi đua sản xuất và thực hành tiết kiệm, có tinh thần làm chủ, chủ động, sáng tạo trong lao động, sống có tinh thần, trách nhiệm, có tình, có nghĩa, luôn thương yêu, sẵn sàng “nhường cơm sẻ áo”... Về xã hội, phải làm cho người dân nông thôn có đủ cơm ăn, áo mặc, được học hành đầy đủ, được chăm sóc sức khỏe, được chữa bệnh mỗi khi ốm đau. Về đạo đức, phải trên thuận, dưới hòa, không thiên tư, thiên ái, không tham lam, ích kỷ, không tư lợi dù là cây kim, sợi chỉ của chung. Về tác phong, từ sinh hoạt đến làm việc, phải rõ ràng, công bằng, sòng phẳng, có kế hoạch, khoa học và gọn gàng, ngăn nắp.

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng đời sống mới, ngày 04/6/2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 với các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Trong 11 chương trình, mục tiêu phải tập trung chỉ đạo và thực hiện bốn chương trình mục tiêu cơ bản và trọng tâm là: “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; xây dựng đời sống văn hóa thông tin và truyền thông nông thôn”.

Lấy văn hoá làm nền tảng

Trong suốt quá trình xây dựng nông thôn mới phải lấy văn hóa làm nền tảng tinh thần vì nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Xây dựng đời sống văn hóa của nông thôn mới cần gắn với cội nguồn mà nhân tố trung tâm là con người. “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Văn hóa có liên lạc với chính trị rất mật thiết. Phải làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa được tham nhũng, được lười biếng, phù hoa, xa xỉ”. Bên cạnh đó là công tác truyền thông nông thôn. “Trước hết, phải tuyên truyền, giải thích và làm gương. Phải chịu khó nói rõ cho mọi người hiểu đời sống mới có ích thế nào, cách thi hành đời sống mới thế nào. Nói một lần họ chưa hiểu thì nói nhiều lần. Nói đi, nói lại, bao giờ người ta hiểu, người ta làm mới thôi”.

Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới và phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội tạo ra hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ như: Điện, đường, trường học, trạm xá, nhà văn hóa, bưu điện và các công trình công cộng khác làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục ở nông thôn. Trên cơ sở đó nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu sang sản xuất hàng hóa tập trung nhằm nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho người dân nông thôn. Một điều cốt lõi phải có Đảng lãnh đạo thì sự nghiệp mới thành công nhưng lãnh đạo phải dân chủ, luôn ân cần đi sâu, đi sát, mọi việc đều phải đem ra bàn bạc lấy ý kiến và sự thống nhất của nhân dân. Bên cạnh vai trò của Đảng, chính quyền cần phát huy tối đa vai trò của Đoàn Thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ…

Năm 2015, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 đã đi được một nửa chặng đường. Đến năm 2015, 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, nhưng rõ ràng bộ mặt nông thôn Việt Nam đã có nhiều khởi sắc về mọi mặt. Công tác dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng khoa học - kỹ thuật trên các cánh đồng mẫu lớn đã tạo ra năng suất cao, chất lượng nông sản tốt, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân.

Cho đến nay, mặc dù đã trải qua gần 70 năm nhưng những tư tưởng và quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác xây dựng đời sống mới, xây dựng nông thôn mới vẫn còn nguyên giá trị và sẽ mãi mãi là tư tưởng chỉ đạo và là cơ sở lý luận quan trọng cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới của đất nước ta.

Nguyễn Thanh Tuấn
Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site