18:31 | 25/03/2018

“Mãi mãi tình yêu biển đảo’’ trào dâng cảm xúc tự hào

(LV) – Đó là cảm xúc của hầu hết những người có mặt tại buổi giao lưu “Mãi mãi tình yêu biển đảo” vừa diễn ra sáng ngày 25/3/2018 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Sự kiện đặc biệt trong chuỗi hoạt động tháng 3 “Thanh niên và đồng bào các dân tộc với biển đảo quê hương”.

>>> Đồng bào dân tộc về nơi biển đảo Hải Phòng

>>> Tháng 3 “Thanh niên và đồng bào các dân tộc với biển đảo quê hương” 

Đến với Chương trình giao lưu “Mãi mãi tình yêu biển đảo” là những khách mời đại diện đến Đoàn thanh niên Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, các nhà báo, nghệ sỹ đã đến Trường Sa, Đoàn viên Thanh niên Đoàn Khối các cơ quan Trung Ương, Đoàn Thanh niên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng bào các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam cùng cán bộ, chiến sỹ, học viên Trường Trần Quốc Tuấn.

Các khách mời tham gia buổi giao lưu
Các khách mời tham gia buổi giao lưu "Mãi mãi tình yêu biển đảo".

Trong chuỗi các hoạt động tháng 3 “Thanh niên và đồng bào các dân tộc với biển đảo quê hương” với nhiều nội dung phong phú, giới thiệu các hoạt động giao lưu, trình diễn, giới thiệu văn hóa dân tộc giữa tuổi trẻ với đồng bào các dân tộc, khách du lịch nhằm tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết cùng xây dựng quê hương, đất nước thiết thực kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3/1931 – 26/3/2018 cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc anh em, điểm nhấn là các hoạt động “Mãi mãi tình yêu biển đảo quê hương”. Đây cũng là dịp để lắng nghe những chia sẻ, những câu chuyện, kỷ niệm về kỷ niệm sâu sắc về biển đảo quê hương.

Tại buổi giao lưu, những khách mời hầu hết là những người đã từng nhiều lần ra Trường Sa hoặc đã có thời gian đóng quân trên đảo có dịp quay trở lại thấy sự đổi khác của Trường Sa.

Anh Trần Quang Đẩu, Phó Chánh Văn Phòng, Tổng Cục biển và hải đảo Việt Nam cho biết: Anh 6 lần tới trường sa, hơn 20 năm công tác trong Quân chủng Hải quân, 5 năm công tác tại Trường Sa. Mỗi lần ra Trường Sa là mỗi lần cảm xúc đang trào và khó nói bằng lời. Những năm 1988 – 1990, ấn tượng của người lính biển là những chòi, ngôi nhà rất đơn sơ. Sau 30 năm quay lại vào năm 2016, anh có cảm nhận khác về Trường sa, cảm nhận đầu tiên là màu xanh Trường Sa đã phủ kín các đảo. Màu xanh đó hoà cùng màu xanh đất liền làm nên màu xanh mãi mãi bất diệt.

Anh
Anh Trần Quang Đẩu (bên phải) cùng hát giao lưu với đại diện Đoàn thanh niên Bộ VHTTDL và Đoàn khối các cơ quan Trung ương .

Nghệ sỹ Vũ Ngọc Thảnh, Nhà hát Cải lương Việt Nam thì chia sẻ: Các chiến sỹ Trường Sa đều có tuổi đời rất trẻ, khi đến Trường Sa anh bị ám ảnh bởi cuộc sống chiến đấu, đời sống tinh thần, tình cảm của chiến sỹ dành cho đoàn công tác. Với những cảm xúc ấy sau khi về anh đã ra được đĩa về Trường Sa cùng nhiều sáng tác được chuyển thể thành các tác phẩm cải lương được phổ biến “Trường Sa là nghĩa là tình/ Trường Sa là máu là thịt quê mình yêu thương”.

Còn đối với nhà báo Lê Vĩnh Phong, Ban Đối Ngoại, Đài Tiếng nói Việt Nam, là một nhà báo trẻ nhưng anh đã 6 lần ra Trường Sa từ năm 2010, mỗi chuyến đi đều có những kỷ niệm ám ảnh anh. Mỗi chuyến đi anh đều gom nhặt cho mình những kỷ niệm, những món quà của chiến sỹ như chiếc lá cờ có chữ ký của các chiến sỹ hay con ốc biển được các chiến sỹ gói kỹ trong tờ báo dúi vào tay anh trước khi lên tàu chia tay… Tất cả đều được anh nâng niu, trân trọng cất giữ cẩn thận. Có những chuyến đi của anh hứng trọn đến 3 cơn bão, nhưng không hề làm anh sợ mà càng thôi thúc anh tiếp tục những hải trình ra với Trường Sa thân yêu.

Tiết mục múa của Đoàn Thanh niên Bộ VHTTDL
Tiết mục múa của Đoàn Thanh niên Bộ VHTTDL.

Bài hát
Bài hát "Gần lắm Trường Sa" do nghệ sỹ Nhà hát Cải lương thể hiện.

Nghệ nhân Hồ Văn Hạnh, dân tộc Tà Ôi, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, đại diện đồng bào đang hoạt động hàng ngày tại Làng, vừa có chuyến đi về với biển cùng Đoàn thanh niên Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, thăm Bảo tàng Hải Quân, Cột mốc số 0, gặp những nhân chứng lịch sử đã tham gia giải phóng Trường Sa, ông chia sẻ: Trước đây, chúng tôi ở vùng sâu vùng xa thấy biển đảo rất xa xôi, chưa hình dung được cuộc sống và bảo vệ Tổ quốc trên đảo như thế nào, nhưng sau chuyến đi vừa rồi và cuộc trò chuyện này tôi như thấy biển đảo rất gần gũi, thân thương trong lòng đồng bào chúng tôi.

Để khẳng định 54 dân tộc Việt Nam luôn đoàn kết, hướng về Trường Sa, anh Nguyễn Hữu Ngọc, Phó Bí thư Đoàn khối các cơ quan Trung ương chia sẻ về việc làm ý nghĩa của Đoàn. Đó là việc mang lá cờ được treo ở Lũng Cú, Hà Giang trao tặng các chiến sỹ Trường Sa lớn. Rồi sau đó, mang lá cờ của đảo Trường Sa lớn cùng nhiều chữ ký của các đảo về với đồng bào. Việc làm đó tượng trưng cho sự kết nối như anh em một nhà, như là máu thịt của cùng một mẹ cha Lạc Long Quân và Âu Cơ giữa đồng bào 54 dân tộc Việt Nam với chiến sỹ biển đảo. Sau hơn 40 năm đất nước hoà bình lập lại, đặc biệt là từ năm 1986 trở lại đây, đời sống cơ sở vật chất, tinh thần trên biển đảo đã được cải thiện rất nhiều.

Cựu chiến binh Lê Xuân Phát chia sẻ về những kỷ niệm về những ngày đầu giải phóng Trường Sa
Cựu chiến binh Lê Xuân Phát chia sẻ về những kỷ niệm về những ngày đầu giải phóng Trường Sa.

Anh Ngọc cũng cho rằng: Đối với thanh niên để xứng đáng với chiến sỹ đang ngày đêm canh giữ biển trời Tổ quốc, chúng ta chỉ cần làm tốt công việc của mình. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cần có trái tim nóng, cái đầu lạnh để có nhãn quan chính trị, chất thép, tình thần yêu nước thực sự.

Cựu chiến binh Lê Xuân Phát, người cắm cờ giải phóng đầu tiên trên đảo Song Tử Tây ngày 14/4/1975 mở đầu hàng loạt những trận chiến đấu giải phóng trên quần đảo Trường Sa xúc động chia sẻ những kỷ niệm khi còn ở Trường Sa. Ông cũng vui mừng khi thấy không chỉ đồng bào miền xuôi mà cả đồng bào miền núi cũng luôn hướng về biển đảo Tổ quốc với tình yêu và lòng tự hào sâu sắc.

Nhà báo Lê Vĩnh Phong trao tặng Lá cờ Tổ quốc có chữ ký của các chiến sỹ đảo Nam Yết cho Giám đốc Khu các làng dân tộc Nguyễn Thanh Sơn
Nhà báo Lê Vĩnh Phong trao tặng Lá cờ Tổ quốc có chữ ký của các chiến sỹ đảo Nam Yết cho Giám đốc Khu các làng dân tộc Nguyễn Thanh Sơn.
 

Đồng bào tặng đại diện các chiến sỹ hải quân những món quà ý nghĩa
Đồng bào tặng đại diện các chiến sỹ hải quân những món quà ý nghĩa.

Anh Nguyễn Hữu Ngọc
Đại diện Đoàn thanh niên Bộ VHTTDL tặng quà cho các khách mời.

Buổi gặp mặt khép lại với những món quà từ đồng bào dân tộc gửi tới các chiến sỹ Hải quân là đại diện Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân. Những món quà nhỏ, giản dị nhưng mang ý nghĩa gửi gắm tình cảm lớn của đồng bào cả nước sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Hải quân tại Hải Phòng để các chiến sỹ có thể tới thăm, anh Phạm Khoa Nam, đại diện Đoàn Thanh niên Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân cho biết.

Tất cả cùng hát vang bài hát Bâng khuâng Trường Sa
Tất cả cùng hát vang bài hát Bâng khuâng Trường Sa.

Buổi giao lưu, gặp mặt xen kẽ là những tiết mục nghệ thuật về biển đảo Trường Sa, những bài hát gợi nhớ kỷ niệm của chính những khách mời đã đem đến cho những ai có mặt một tình cảm đặc biệt, sự xúc động mạnh mẽ của những người đã từng được ra, chưa từng đặt chân tới: Gần lắm Trường Sa, Nơi đảo sa, Thơ tình lính biển... Bài hát Bâng khuâng Trường Sa với sự tham gia của các đại biểu, khách mời, các chiến sỹ, học viên, đoàn viên thanh niên đã để lại sự lưu luyến trong mỗi người và hi vọng sẽ có dịp gặp lại vào buổi gặp mặt gần nhất.

Minh Quế


Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site