13:30 | 16/11/2018

Diễn đàn “Kết nối Đào tạo, Nghiên cứu khoa học và Hỗ trợ khởi nghiệp”

(LV) - Ngày 16/11/2018, Học viện Khoa học và công nghệ tổ chức diễn đàn “Kết nối Đào tạo, Nghiên cứu khoa học và Hỗ trợ khởi nghiệp”. Đây là hoạt động thường niên của Học viện Khoa học và Công nghệ (Học viện KHCN) nhằm tăng cường trao đổi hợp tác giữa học viên, giảng viên, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, chuyên gia kinh tế các nhà khoa học và doanh nghiệp. GS. Phan Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Giám đốc Học viện KHCN đã tham dự và phát biểu khai mạc Diễn đàn.

Diễn đàn với mục tiêu trao đổi, chia sẻ giữa các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, các trường Đại học và các chuyên gia về việc tiếp cận thị trường Khoa học công nghệ, thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo và hỗ trợ khởi nghiệp đã thu hút được gần 200 học viên, nghiên cứu sinh, giảng viên, các nhà nghiên cứu trong và ngoài Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm KHCNVN), các đại biểu đến từ các trường đại học, các bộ ban ngành, các doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Diễn đàn nhằm tăng cường trao đổi hợp tác giữa học viên, giảng viên, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, chuyên gia kinh tế các nhà khoa học và doanh nghiệp
Diễn đàn nhằm tăng cường trao đổi hợp tác giữa học viên, giảng viên, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, chuyên gia kinh tế các nhà khoa học và doanh nghiệp.

Tham gia thảo luận tại diễn đàn, về phía Viện Hàn lâm KHCNVN có trao đổi của TS. Nguyễn Văn Thao, Tổng giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghệ cao về mô hình kết hợp đào tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ; TS. Hà Quý Quỳnh, Trưởng Ban Ứng dụng và triển khai Công nghệ, giới thiệu về kết quả triển khai các Đề tài Khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn lâm KHCNVN.

Trong lĩnh vực nông nghiệp cao, GS. TS. Nguyễn Quang Thạch, Viện trưởng Viện Sinh học Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh cũng đã trao đổi về một số kết quả nghiên cứu công nghệ mới áp dụng trong nông nghiệp Việt Nam. GS. TS. Nguyễn Quang Thạch cũng đã nhấn mạnh “Việc áp dụng công nghệ tiên tiến mới vào sản xuất là hướng đi quan trọng và tất yếu cho sự phát triển của nền nông nghiệp”.

Tại diễn đàn còn có các tham luận của khối doanh nghiệp Khoa học Công nghệ: TS. Đỗ Hoàng Tùng, nhà khoa học thuộc Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KHCNVN, người đã bước đầu thương mại hóa sản phẩm Khoa học công nghệ từ những nghiên cứu đã chia xẻ về kết quả của mình. Ông Phan Văn Hiệu, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty cổ phần dược mỹ phẩm CVI có trao đổi về kinh nghiệm thực tế triển khai hoạt động chuyển giao Khoa học công nghệ ứng dụng vào thực tiễn. Ông Đinh Hồng Lương, Giám đốc Công ty PMTT giới thiệu một số kết quả, sản phẩm của doanh nghiệp phụ trợ và đề xuất cơ chế hợp tác giữa Khoa học, đào tạo và doanh nghiệp.

TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng, Cố vấn cao cấp, chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV, thuyết trình nội dung
TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng, Cố vấn cao cấp, chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV, thuyết trình nội dung " Nguồn vốn đối với doanh nghiệp khởi nghiệp".

Trong lĩnh vực đào tạo, PGS. Sumimura, Trường ĐHTH Osaka, Nhật Bản đã chia sẻ và trao đổi về Kinh nghiệm của việc kết nối đào tạo – nghiên cứu và thương mại hóa sản phẩm, phát triển doanh nghiệp tại Nhật Bản và TS. Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, trường đã có những thành công trong việc đào tạo, hỗ trợ một số nhà khởi nghiệp trẻ đã trao đổi về một vấn đề rất đáng quan tâm trong hiện nay đó là: Vai trò của Viện, Trường trong đào tạo nhân lực KHCN, nhân lực tay nghề trình độ cao thời kỳ 4.0 đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp FDI.

Trao đổi tại diễn đàn về quản lý, TS. Trần Anh Tuấn, Ban chương trình Đổi mới công nghệ Quốc Gia đã trao đổi về quỹ hỗi trợ khởi nghiệp, vai trò và định hướng trong kết nối nghiên cứu - đào tạo - khởi nghiệp và TS. Lương Minh Huân, Phó viện trưởng, Phụ trách Viện phát triển Doanh nghiệp, Phòng TM và CNVN (VCCI) đã nêu lên những thực trạng và vai trò đổi mới công nghệ trong hoạt động của Doanh nghiệp.

Diễn đàn cũng đã trao đổi về nguồn vốn đối với Doanh nghiệp khởi nghiệp, tại diễn đàn TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Ngân hàng BIDV đã chia sẻ về các yếu tố doanh nghiệp khởi nghiệp nên thực hiện và 6 điều Viện nghiên cứu và các trường Đại học có thể thực hiện trong đó có đề xuất tạo ra những chương trình, dự án phối hợp để kêu gọi các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhà đầu tư tham gia xây dựng, phát triển sản phẩm dịch vụ mới và Định hướng, đào tạo kỹ năng cho sinh viên, nghiên cứu sinh để giúp họ khởi nghiệp.

Thảo luận tại diễn đàn, TS. Dương Trọng Hải, Viện KH&CN Industry 4.0 - Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng đã giới thiệu Sàn tri thức Novenlind: Đổi mới - Sáng tạo - Kết nối - Mạng lưới giải pháp, đây là nền tảng kế thừa và kết nối khoa học và công nghệ dựa trên liên minh chiến lược, gắn kết cộng sinh giữa cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu – phát triển, tổ chức hỗ trợ trực tiếp, tổ chức hỗ trợ gián tiếp và các cơ quan nhà nước.

Tại phiên tọa đàm, dưới sự chủ trì trao đổi của: GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu, Nguyên Chủ tịch Viện KH&CN Việt Nam; PGS. Sumimura, Trường ĐHTH Osaka Nhật Bản; TS. Lương Minh Huân, Phó viện trưởng, Phụ trách Viện Phát triển Doanh nghiệp, Phòng TM và CNVN (VCCI); GS. TS. Nguyễn Lộc, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Phó hiệu trưởng trường Đại học Nguyễn Tất Thành; Chuyên gia cao cấp Nguyễn Thị Thu Oanh - Nguyên Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ” (FIRST), các câu hỏi và thảo luận xung quanh vấn đề kết nối nhà khoa học, doanh nghiệp khoa học công nghệ từ góc nhìn của những nhà nghiên cứu, nhà quản lý gắn kết với đào tạo trong nền công nghiệp, nông nghiệp 4.0 hiện nay. Tại diễn đàn, những vướng mắc trong triển khai ứng dụng từ kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, thương mại hóa sản phẩm công nghệ, các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đã được trao đổi. Đây là cơ hội, tạo ý tưởng, nền tảng cho quá trình phát triển nghiên cứu khoa học, tiến tới thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ và khởi nghiệp đối với các học viên của Học viện KHCN.

Tham dự diễn đàn còn có các sản phẩm trưng bầy của Viện Hàn lâm KHCNVN và các doanh nghiệp công nghệ khác.

TS. Phạm xuân Khánh -  Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, thuyết trình nội dung
TS. Phạm xuân Khánh - Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, thuyết trình nội dung "Vai trò của Viện, Trường trong đào tạo nhân lực KHCN, nhân lực tay nghề trình độ cao thời kỳ 4.0 đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp FDI".

Học viện Khoa học và Công nghệ (Học viện) là cơ sở đào tạo sau đại học với mô hình đặc thù tiên tiến liên kết với các Viện chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN kết hợp chặt chẽ nghiên cứu và đào tạo. Với cơ sở vật chất, điều kiện nghiên cứu khoa học công nghệ cao, hiện đại, tiên tiến, tại các Viện chuyên ngành là các Khoa của Học viện, Học viện đã đào tạo nguồn nhân lực có trình độ khoa học công nghệ cao, có khả năng kết nối với các doanh nghiệp để phát triển. Đây là hoạt động Nhằm kết nối đào tạo, nghiên cứu khoa học và hỗ trợ khởi nghiệp cho các học viên, nghiên cứu sinh của Học viện KHCN phù hợp với Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Mô hình liên kết giảng dạy - nghiên cứu khoa học - sáng chế và khởi nghiệp này phù hợp với xu hướng phát triển trên thế giới và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời gian tới.

Lê Liên

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site