19:01 | 15/02/2014

Tái hiện lễ cúng trỉa lúa của dân tộc Brâu

(LV) - Lễ cúng trỉa lúa là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng độc đáo, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và triết lý sống nhân văn sâu sắc của đồng bào dân tộc Brâu ở Tây Nguyên.

>>> Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc Tết cộng đồng các dân tộc Việt Nam 

>>> Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Lễ cầu an, cầu mưa thuận gió hoà 

 

Dân tộc Brâu (còn có tên gọi khác là Brao) là một dân tộc rất ít người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam hiện nay. Tuy dân số chỉ khoảng gần 400 người, cư trú chủ yếu trên lưu vực sông Sê San và Nậm Khoong (tức sông Mê Kông) thuộc khu vực Tây Nguyên hùng vĩ của Việt Nam, song cộng đồng người Brâu đã hình thành cho mình một sắc thái văn hoá riêng, khá độc đáo.

Lễ cúng trỉa lúa là một trong những nghi lễ long trọng và độc đáo của đồng bào Brâu, bởi nó hội tụ được sự tham gia và quan tâm của toàn cộng đồng. Nó không chỉ thể hiện khát vọng mãnh liệt vươn lên làm chủ cuộc sống, làm chủ thiên nhiên của đồng bào mà còn tạo cơ hội tốt để mọi người tăng cường tình đoàn kết, gắn bó cộng đồng và chung tay xây dựng buôn làng ngày một giàu đẹp hơn…

Lễ cúng trỉa lúa của đồng bào Brâu thu hút đông đảo sự quan tâm của các cộng đồng dân tộc và du khách
Lễ cúng trỉa lúa của đồng bào Brâu thu hút đông đảo sự quan tâm của các cộng đồng dân tộc và du khách.

Trong khuôn khổ Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam, sáng 15/02/2014 (ngày 16 tháng Giêng năm Giáp Ngọ), đồng bào Brâu đã tái hiện lễ cúng trỉa lúa trong không gian văn hoá của dân tộc mình ở Khu các làng dân tộc II với sự tham dự, chứng kiến của các cộng đồng anh em cùng đông đảo du khách.

Theo tục lệ, lễ cúng trỉa lúa thường diễn ra khoảng hai ngày: ngày thứ nhất là ngày chuẩn bị và ngày thứ hai là ngày chính thức diễn ra lễ hội trỉa lúa trong đó lễ hội trỉa lúa lại có hai phần chính đó là: phần lễ và phần hội.

Già làng lấy tiết của những con vật trộn chung với hạt giống
Già làng lấy tiết của những con vật trộn chung với hạt giống.
Tiết của những con vật cúng được bôi lên chiêng Tha và mời Tha ăn rồi mới treo chiêng lên giá
Tiết của những con vật cúng được bôi lên chiêng Tha và mời Tha ăn rồi mới treo chiêng lên giá.

Trong phần tái hiện tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Brâu đã giới thiệu tới du khách lễ hội trỉa lúa với những nghi thức cúng tế truyền thống. Bên cạnh đó là phần hội giao lưu, nhảy múa, biểu diễn cồng chiêng… Đây là phần được trông đợi nhất vì người Brâu tin rằng trong ngày này nếu được khách khứa tới thăm càng đông thì bà con càng thích bởi lẽ họ coi những người khách chính là người được Yàng phái tới và điều này đem lai cho họ vụ mùa tốt tươi, bội thu như mong muốn…

Các công đoạn của buổi lễ diễn ra dưới sự chứng kiến của đông đảo du khách và phóng viên báo chí
Các công đoạn của buổi lễ diễn ra dưới sự chứng kiến của đông đảo du khách và phóng viên báo chí.
 

Sự độc đáo của những lễ hội đến từ đại ngàn Tây Nguyên luôn tạo sự hứng khởi và thu hút đông đảo du khách. Trong không gian của dân tộc Brâu tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam sáng 15/2, sắc xuân đã tràn ngập với những tiếng cười của cộng đồng các dân tộc và du khách.

Song Nguyên (ảnh: Trịnh Bộ)

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site