16:53 | 25/03/2020

Cần Thơ: Gìn giữ, sử dụng thường xuyên nhiều di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc

(LV) - Theo báo cáo công tác bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Cần Thơ, qua kiểm kê, rà soát, nhiều di sản văn hóa phi vật thể thuộc đồng bào các dân tộc vẫn đang được gìn giữ, sử dụng thường xuyên.

Đó là tiếng nói, chữ viết; tập quán sinh hoạt tín ngưỡng như Lễ Sen Đôn ta (cúng Trăng), Lễ Cầu an của người Khmer; Lễ hội truyền thống như Chol Chnam Thmây, Lễ Ok Om Bok của người Khmer; Lễ Vía Thiên Hậu thành mẫu, Lễ Vía Quan Thánh Đế Quân của người Hoa……). Bên cạnh đó, một số di sản đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền như: nghệ thuật trình diễn Dù Kê (Rom Yu – Kê) của người Khmer, Phong tục Lễ cưới của người Khmer, Kỹ thuật cắt may trang phục truyền thống của người Khmer…

 

Nghệ nhân trình diễn Hò Cần Thơ. Nguồn: Báo Cần Thơ
Nghệ nhân trình diễn Hò Cần Thơ. Nguồn: Báo Cần Thơ.

Kết quả kiểm kê di sản văn hóa vật thể bước đầu ghi nhận 29 công trình cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng dân tộc thiểu số thuộc 02 đối tượng chính là dân tộc Khmer và dân tộc Hoa, gồm: 12 chùa của đồng bào dân tộc Khmer, 13 chùa, miếu và 4 nghĩa trang của người Hoa (Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu và Hẹ), trong đó có 05 di tích lịch sử - văn hóa của dân tộc Hoa và dân tộc Khmer, (2 di tích quốc gia: Quảng Triệu Hội Quán - Chùa Ông, quận Ninh Kiều; Hiệp Thiên Cung, quận Cái Răng và 3 di tích cấp thành phố: Linh Sơn Cổ Miếu, Chùa Cảm Thiên Đại Đế, Chùa PôthiSomrôn, quận Ô Môn). Di sản sản văn hóa phi vật thể ghi nhận một số loại hình di sản của đồng bào dân tộc Khmer, Hoa trên địa bàn như: Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn dân gian, tri thức dân gian…

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thời gian qua đã có những chương trình, dự án ưu tiên công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa dân tộc thiểu số nói riêng. - Việc tổ chức thực hiện các chương trình, dự án cho đồng bào dân tộc thiểu số đã từng bước nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn: nhiều di tích được tu bổ, tôn tạo, phục hồi theo trình tự quy định; các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tập quán truyền thống tốt đẹp được bảo tồn, khôi phục…là cơ sở vật chất quan trọng cho hoạt động khai thác và phát huy giá trị du lịch địa phương.

Thu Hà

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site