19:59 | 27/09/2015

Thách thức bảo tồn dân tộc dưới 10.000 người

(LV) - Trong quá trình toàn cầu hoá, các làn sóng văn hoá ngoại lai dồn dập đổ về thì vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc là vấn đề cấp bách, đặc biệt ở những đồng bào dân tộc thiểu số có dân số dưới 10.000 người.

>>> Đẩy mạnh hỗ trợ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của 16 dân tộc thiểu số có dân số dưới 10.000 người

>>> Xây dựng hồ sơ đề cử quốc gia “Then Tày, Nùng, Thái” đề nghị UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Thực trạng chung - điều dễ thấy

Trong xã hội truyền thống dân số tộc người tăng, giảm với lý do chủ quan, khách quan phản ánh điều kiện sống, điều kiện kinh tế, tự nhiên tác động đến sức khoẻ giống nòi và đe doạ sự tồn tại của cộng đồng qua dịch bệnh, khí hậu thời tiết diễn biến thất thường, sự hạn chế của y học cổ truyền. Thể chất, giống nòi với tự tác động của nguyên nhân trên tác động đến số lượng dân số của cộng đồng. Đây là hiện tượng phổ biến trên thế giới và ở một bộ phận tộc người ở nước ta.

Hiện có 3 dân tộc Pu Péo, Cờ Lao và Pà Thẻn thuộc nhóm dân tộc ít người tại Hà Giang, với số dân 6.337 người Pà Thẻn, 2.468 người Cờ Lao, 663 người Pu Péo (số liệu thống kê 2014). Thực tế, hiện nay trong quá trình xen kẽ giữa các dân tộc cùng với sự hội nhập và giao thoa của các luồng văn hoá khác nhau nên bản sắc văn hoá của các dân tộc đang dần bị mai một và cộng đồng 3 dân tộc trên cũng không tránh khỏi việc chịu ảnh hưởng từ những tác động đó. Ông Si Mai Phăng, dân tộc Pà Thẻn, Hà Giang cho biết: Hiện con cháu người Pà Thẻn lớn lên đã quên đi trang phục truyền thống của dân tộc. Các cụ bà đã có tuổi, vì vậy việc truyền dạy cách làm trang phục truyền thống cần sớm được quan tâm. Còn về lễ hội nhảy lửa không phải ai cũng học được, nếu học thì cũng phải học khá lâu, con cháu giờ không đủ kiên nhẫn để theo, việc mai một là điều bà con rất lo lắng.

Bảo tồn lễ cúng Bản của dân tộc La Hủ.Ảnh: Hà Tuấn
Bảo tồn lễ cúng Bản của dân tộc La Hủ. Ảnh: Hà Tuấn.

Bà Nguyễn Hồng Vân, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Cao Bằng cho biết: Do tác động của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập, một số nét bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc Lô Lô và Ngái như trang phục, nếp sống văn hoá, văn nghệ dân gian, phong tục tập quán… đang bị pha tạp và dần mai một. Lực lượng nghệ nhân dân gian thiếu vắng, người lớn mất dần các giá trị nghệ thuật không được ghi chép, truyền dạy cho thế hệ sau… Trong khi đó, văn hoá truyền thống của hai dân tộc này chưa được kiểm kê, đánh giá đầy đủ, việc phát huy giá trị văn hoá truyền thống chưa được quan tâm đúng mức. Cơ sở vật chất, phương tiện sinh hoạt phục vụ hoạt động văn hoá, việc thể chế hoá các văn bản quản lý, cơ chế chính sách trong lĩnh vực văn hoá chưa được quan tâm đúng mực và còn nhiều bất cập. Công tác bồi dưỡng, đào tạo hạt nhân nòng cốt cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống còn hạn chế…

Nhiều bà con cho rằng, việc đưa ra những giải pháp nhưng không đến nơi đến chốn như, đào tạo con em dân tộc ra nhưng không xin được việc làm. Rồi đồng bào cũng băn khoăn là sinh nhiều, tăng được dân số đấy nhưng không giữ được bản sắc, tiếng nói của dân tộc mình thì cũng vô ích….

Thiếu chính sách “phòng ngừa”

Hiện nay, việc bảo tồn đang được quan tâm trên bình diện chính sách văn hoá, chính sách dân tộc, chính sách kinh tế…. Nhưng có lẽ còn thiếu những giải pháp toàn diện, có lộ trình, có tính chiến lược theo hướng phát triển bền vững và việc áp dụng thiếu linh hoạt với từng tộc người.

Nói như PGS.TS. Lê Ngọc Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá dân tộc thì các chính sách đối với những tộc người có dân số đặc biệt ít này chưa để lại ấn tượng trong cộng đồng, dư luận xã hội, các nhà khoa học, các nhà quản lý. Có nhà nghiên cứu đã nói, chính sách dân tộc nói chung, trong đó có chính sách văn hoá thời gian qua như “chiếc xe cứu hoả” cháy tới đâu thì chạy tới đó dập lửa, còn thiếu chính sách “phòng ngừa”.

Để vấn đề quan tâm có hiệu quả, đáp ứng tình hình thực tiễn đặt ra trong việc bảo tồn bản sắc văn hoá 16 dân tộc thiểu số có số lượng dưới 10.000 người cần một số giải pháp:

Tạo sức đề kháng văn hoá: Chủ thể văn hoá suy giảm hoặc ít thì không thể nói tới việc tạo ra sức đề kháng văn hoá, để duy trì và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá quý giá hình thành từ ngàn đời. Muốn có con người văn hoá trước hết phải có con người sinh học đảm bảo số lượng và về thể chất, sức khoẻ. Do đó, cần có biện pháp gia tăng dân số đối với 16 dân tộc này, chỉnh sửa nội dung mỗi gia đình chỉ có 2 con đối với các dân tộc thuộc nhóm này.

Có chính sách dân tộc đặc thù, chăm sóc sức khoẻ đặc thù đối phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh. Đầu tư nguồn lực thoả đáng, đủ tầm để tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng dân số. Khám và đánh giá sức khoẻ tổng thể của 16 tộc người để có chiến lược gia tăng dân số có chất lượng theo yêu cầu phát triển bởi “không có chủ thể văn hóa sẽ không thể bảo tồn, gìn giữ văn hóa”.

Đầu tư nguồn lực đủ tầm, chính sách đặc thù: Văn hoá của 54 tộc người ở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng và phát triển hiện nay đang đứng trước nguy cơ mai một và đối với 16 dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người thì lại càng bức thiết, rất cần được ưu tiên đầu tư nguồn lực, đầu tư đủ tầm, chính sách đặc thù để tránh tình trạng kinh tế phát triển thì không còn nhìn thấy bản sắc văn hoá của các địa phương (thuỷ điện Sơn La là một bài học).

Cần có chính sách đào tạo ý thức sáng tạo, bảo tồn văn hoá dân tộc cho cộng đồng và con em 16 dân tộc, có chính sách, đề án đặc biệt ưu tiên trong việc sưu tầm, lưu giữ các giá trị văn hoá phi vật thể, cảnh quan sinh thái nhân văn, sinh thái tự nhiên… vùng dân tộc dưới 10.000 người sinh sống. Xã hội hoá các hoạt động, đa dạng hoá các hình thức bảo tồn, phát hiện và giải quyết tốt các vấn đề về mối quan hệ giữa bảo tồn văn hoá và phát triển kinh tế ở tầm quốc gia, vùng và địa phương.

Bản sắc văn hoá của 16 tộc người có dân số dưới 10.000 người ở nước ta chủ yếu ở miền núi phía Bắc (14 tộc người), chỉ có 2 tộc người ở khu vực Tây Nguyên là B’râu và Rơ Măm, 16 tộc người thuộc 5 nhóm ngôn ngữ: Thái, Tạng, Môn, H’mông, Hán. 16 tộc người thuộc 5 nhóm ngôn ngữ này đều là những tộc người giàu cá tính, bản sắc văn hoá.

Minh Vũ

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site