17:00 | 01/10/2018

Lịch sử quy hoạch Đông Á và bảo tồn văn hóa

(LV) – Sáng ngày 1/10/2018, Hội thảo Lịch sử quy hoạc Đông Á và bảo tồn văn hóa đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham dự của các nhà khoa học, quy hoạch, các nhà kiến trúc trong nước và quốc tế.

Quy hoạch đô thị là một ngành khoa học và nghệ thuật về tổ chức không gian đô thị đã có lịch sử lâu đời. Sản phẩm của quy hoạch chính là những thành phố, thị trấn, những khu vực đô thị, nơi dùng dưỡng đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của một cộng đồng cư dân cư trong mối quan hệ hài hòa với môi trường thiên nhiên. Tìm hiểu về lịch sử và diễn biến các kĩ thuật quy hoạch được áp dụng trên một đô thị sẽ cung cấp nhiều Ý, bài học cho một sự phát triển phù hợp và bền vững của đô thị đó trong tương lai.

Quy hoạch đô thị Hà Nội ngày càng trở nên phức tạp
Quy hoạch đô thị Hà Nội ngày càng trở nên chồng chéo, phức tạp .

Với mong muốn tạo lập một diễn đàn học thuật cung cấp cơ hội trao đổi kiến thức và kinh nghiệm giữa các chuyên gia quốc tế về lịch sử kĩ thuật quy hoạch đô thị tại khu vực châu Á, khoa kiến trúc và quy hoạch đại học xây dựng tổ chức buổi hội thảo quốc tế với cục chủ đề. Hội thảo mang tên lịch sử quy hoạch Đông Á và bảo tồn di sản văn hóa là hoạt động chuyên môn đầu tiên được tổ chức dưới sự phối hợp của các chuyên gia trong và ngoài nước trong chuỗi chương trình liên kết trao đổi học thuật và dự kiến sẽ được tổ chức thường niên trong tương lai.

Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học, quy hoạch đến từ Nhật Bản, Trung Quốc và các nhà khoa học, kiến trúc sư trong nước.

Tại hội thảo các tham luận đề cập đến các vấn đề như: Lịch sử quy hoạch đô thị Hà Nội, từ thiện và quy hoạch đô thị Trung Quốc thời kỳ cách hiện đại, quá trình hình thành và các loại hình; Tiến trình cách hiện đại hóa không gian truyền thống Nhật Bản; Bảo tồn thích ứng, phương pháp tiếp cận để bảo tồn và phát huy giá trị di sản làng xã truyền thống; Nghiên cứu mối quan hệ giữa những sự kiện lịch sử lớn và quy hoạch xây dựng của đô thị đường sắt; Chuyển hướng văn – giáo trong đô thị của hiện đại tại Trung Quốc, Phủ Thành Dương Châu triều đại nhà MInh - Thanh; Bảo tồn các giá trị thực truyền thống của làng Việt trong sự phát triển tiếp nối; “Tướng địa” và “doanh thành” trong thời cổ đại Trung Quốc.Diễn biến không gian đường phố phố khu phố cổ Hà Nội...

Hội thảo có sự góp mặt của các nhà khoa học trong nước và quốc tế
Hội thảo có sự góp mặt của các nhà khoa học trong nước và quốc tế.

PG.TS.KTS Nguyễn Trúc Anh Viện trưởng Viện Quy hoạc Xây dựng Hà Nội cho rằng: Sự quy hoạch Hà Nội suốt một niên kỷ đã qua là những giai đoạn thăng trầm của đô thị Hà Nội. Ở đó chứng kiến những suy tàn hay đột khởi, va chạm tiến tới giao hòa, những nét lặng hay dấu son tuyệt vời. Có thể thấy những điểm có nói theo suốt chiều dài lịch sử quy hoạch Hà Nội. Sự phát triển của thủ đô Hà Nội qua những thăng trầm lịch sử: của chiến tranh bao vây, cấm vận của Khủng hoảng kinh tế... dường như bắt nguồn từ cội nguồn của một dân tộc, của người Hà Nội. Đó là sức sống mãnh liệt, dẻo dai và khát khao quần lên, tự chủ tự cường. Đô thị Hà Nội dường như là mảnh đất của những thử nghiệm, của tiếp thu văn hóa nhân loại thông qua các mô hình đô thị, kiến trúc thế giới.

Đó là mô hình thành quách phong kiến Trung Quốc, đô thị hiện đại kiểu phương Tây, các khu tập thể của các nước xã hội chủ nghĩa và với rất nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Những quy hoạch đô thị theo chủ nghĩa ít thành công trên thực tiễn không nhiều thường theo kèm với đó là những phát sinh mới và luôn biến động, điều chỉnh các quy hoạch gần đây đang dần khắc phục những nhược điểm về tính khả thi.

Lịch sử quy hoạch phát triển của Hà Nội đã để lại những di sản quý giá, những bài học lớn cho tương lai, bởi những di sản đây không chỉ là nhân chứng của sử thi, mà còn thấm đậm trong đó một kho tàng văn hóa, sự trong lớp không gian của cả những mất mát hay tự hào.

Quá trình phát triển ở giai đoạn nào của Thăng Long - Hà Nội cũng chứng kiến sự va chạm về văn hóa trên bình diện đô thị, kiến trúc. Nguy cơ của những va chạm đều là sự mất mát của những chứng tích lịch sử, di sản của một thời đã qua.

Lời giải thỏa đáng cho một đô thị phát triển bền vững, mang bản sắc riêng có lẽ vẫn phải bắt nguồn từ cội nguồn văn hóa. Một Hà Nội giao hòa, đan xen giữa hình ảnh của quá khứ, hiện tại và tương lai trên mảnh đất địa linh, được đặt ở trung tâm của tư duy phát triển phải là sự lựa chọn của các thế hệ.

Kiến trúc sư Lê Thành Vinh chia sẻ: Bảo tồn về các giá trị truyền thống của Làng Việt trong sự phát triển tiếp nối. Trong đó, có những tác động của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Việc cải thiện, xây dựng và hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng trong làng truyền thống như thay thế đường gạch vỉa nghiêng bằng đường bê tông, xây mới các kiến trúc cao tầng xen lẫn hay thay thế những ngôi nhà cổ, bê tông hóa kiến trúc, trẻ hóa di tích, thu hẹp các không gian xanh mặt nước... Đã phá vỡ cấu trúc và cảnh quan không gian làng. Xây những ngôi nhà cao tầng kiểu nhà phụ khép kín với rất ít sân vườn, cây xanh không chỉ lạc lõng trong không gian làng, mà còn mất đi tính cộng đồng và sự gắn bó hữu cơ với môi trường thiên nhiên trong lối sống ở làng xã.

Ở các làng nghề truyền thống, việc tổ chức sản xuất suất tập trung, cơ khí hóa các công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm thủ công đã làm thay đổi không cảnh sản xuất truyền thống, làm mất đi những giá trị đặc thù của các sản phẩm, là những giá trị văn hóa hiện hữu của các làng. Bên cạnh đó, việc tập kết vật liệu, xả chất thải sản xuất không được kiểm soát đã gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng môi trường của làng xã.

Tại những ngôi làng giàu bản sắc đã trở thành điểm đến của du khách, các hoạt động dịch vụ du lịch tất yếu diễn ra một mặt là yếu tố tích cực để quảng bá văn hóa, tăng thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhưng mặt khác nó cũng tạo ra môi trường ảnh hưởng và phá vỡ những giá trị vốn có của làng. Các cơ sở hạ tầng du lịch như đường giao thông mới, nhà hàng, nơi cư trú, bãi xe, nhà vệ sinh... đã và đang xuất hiện nhanh chóng thiếu kiểm soát đã làm ảnh hưởng trầm trọng đến không gian, diện mạo kiến trúc truyền thống của làng và giảm dần sức hút du khách...

Vũ Minh

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site