08:19 | 07/10/2014

Lễ hội trang trọng và thận trọng

(LV) - Nếu không tính kỹ, kiểm tra xét duyệt thì có khi yếu tố quảng cáo của doanh nghiệp thực hiện xã hội hóa sẽ át nội dung lễ hội, hoặc lễ hội toàn dân biến thành lễ hội chào mừng của các doanh nghiệp.

>>> Quản lý, tổ chức lễ hội: Hiểu đúng để ứng xử đúng 

>>> Ứng xử đúng với di sản là tri ân công đức của tiền nhân 

Năm 2014, sau Quốc khánh 2/9, Hà Nội kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2014). Hà Nội có vị trí lịch sử lâu đời nhất nước. Cách đây 4 năm, cả nước làm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội được coi là hoành tráng nhất xưa tới nay. Nhưng ai cũng biết nghìn năm là tính từ ngày vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Còn tính xa hơn 1000 năm thì Thăng Long đã từng là thủ phủ của vùng đất Việt Nam với một lịch sử bị phong kiến Trung Hoa đô hộ nhưng luôn luôn có những giai đoạn hào hùng quật khởi của dân tộc Việt.

Trong chuỗi lịch sử hàng nghìn năm ấy, ngày 02/9/1945 là ngày hội non sông lớn nhất, ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á, phá vỡ hai xiềng xích phong kiến và thực dân xây dựng chính quyền nhân dân, nay là nhà nước Xã hội chủ nghĩa.

Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (hình chỉ mang tính chất minh hoạ)
Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (hình chỉ mang tính chất minh hoạ).

Nhưng 9 năm sau, ngày 10/10/1954, Hà Nội mới hoàn toàn được giải phóng, sạch bóng quân xâm lược và bè lũ tay sai. Đây là mốc son lịch sử chói lọi nhất của Hà Nội, của cả nước Việt Nam và niềm tự hào của cả dân tộc Việt - Một dân tộc gồm 54 dân tộc anh em, nay sống chung trong một mái nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có độc lập, tự do và đất nước mà người dân được sống trong hạnh phúc.

Trên thế giới, quốc gia nào cũng có thủ đô. Nhưng có một thủ đô phải qua hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh mới giành được đầy đủ và toàn vẹn hai chữ Thủ đô như Hà Nội quả là rất hiếm.

Chính vì thế ngày 10/10 năm nay, kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô quả là đại lễ không gì sánh kịp. Tuy nhiên trong tình hình kinh tế - xã hội hiện nay Thành phố - Thủ đô chọn cách kỷ niệm thiết thực và tiết kiệm. Màn cờ đèn và pháo hoa quan trọng nhất sẽ hoành tráng với 30 điểm pháo hoa, dự kiến kinh phí khoảng 73 tỉ đồng. Còn lại các hình thức trang trí lễ hội lần đầu tiên được thực hiện theo hình thức xã hội hóa. Với 30 quận/ huyện, Hà Nội ngày nay rộng dài mênh mông, nếu không xã hội hóa chắc chắn không có kinh phí nào để làm đẹp cho thành phố hơn 7 triệu dân đi từ Hà Nam lên giáp Phú Thọ mất nửa ngày đường. Nhưng trong lĩnh vực văn hóa, xã hội hóa là một thách thức. Nếu không tính kỹ, kiểm tra xét duyệt thì có khi yếu tố quảng cáo của doanh nghiệp thực hiện xã hội hóa sẽ át nội dung lễ hội, hoặc lễ hội toàn dân biến thành lễ hội chào mừng của các doanh nghiệp. Việc vừa qua suýt nữa Hà Nội làm lễ sinh nhật lần thứ 2000 của Hai Bà Trưng (vì không đủ căn cứ lịch sử) cùng với việc tăng cường bảo vệ Di sản Hoàng Thành Thăng Long cũng suýt nữa thì bị xâm hại vì một công trường xây dựng là một bài học cần rút kinh nghiệm nghiêm túc.

Nhà báo Trần Đức Chính

Ý kiến bạn đọc
Họ và tên
Email
Tiêu đề


Captcha
Mã xác nhận
Phản hồi
 Off  Telex  VNI  VIQR
Tài liệu đính kèm: (.gif, .jpg, .png, .jpeg, .doc, .docx, .xls, .xlsx, .zip, .rar)
 
Văn hóa cần được đầu tư xứng tầm để phát triển/ Làng và những sắc hoa
Quan hệ dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam/ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hà Nội linh thiêng và hào hoa qua các ca khúc/ " Giai điệu núi rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tết Độc lập nhớ về Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
Loading
Langvietonline.vn
1 2 3 4 5
Review This Site